Slide bài giảng đạo đức 3 cánh diều bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn

Slide điện tử bài 10: Em xử lí bất hòa với bạn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Đạo đức 3 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 10: EM XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV yêu cầu HS xem clip bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. HS nghe hoặc hát theo bài hát.   

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi 
  • Quan sát tranh và thảo luận 
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 

1. Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi

- GV yêu cầu HS kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi:

a. Minh cùng Lam đã làm gì để xử lí bất hòa với các bạn?

b. Theo em, còn cách nào khác để giúp Lan xử lí bất hòa với các bạn?

Nội dung ghi nhớ:

a. Bạn Minh và bạn Lam tìm đến sự tư vấn và giúp đỡ từ cô giáo để xử lí bất hòa. 

b. Một số cách khác để xử lí bất hòa với bạn như trò chuyện thẳng thắn, chủ động hòa giải, tìm hiểu nguyên nhân,…

2. Quan sát tranh và thực hiện theo yêu cầu 

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:

a. Nêu cách xử lí bất hòa 

b. Hãy kể thêm các cách xử lí bất hòa khác mà em biết?

Nội dung ghi nhớ:

a. HS trả lời được các cách xử lí bất hòa như bình tĩnh và không nóng giận, nhận lỗi và xin lỗi, chủ động hòa giải.

b. HS nêu được một số cách xử lí bất hòa khác. 

3. Nhận xét các cách xử lí bất hòa

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Đâu là cách xử lí bất hóa?

A. Thấy bạn cãi nhau hùa vào nói.

B. Đi kể xấu bạn tăng thêm sự bất hòa

C. Khuyên nhủ bảo ban các bạn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào trong tranh dưới đây ?

Bạn nam: Xử lí bất hòa sẽ gây tranh cãi, giận hờn

Bạn nữ: Xử lí bất hòa giúp chúng mình hiểu nhau hơn, tình bạn thân thiết hơn.

A. Bạn nam

B. Bạn nữ

Câu 3: Bạn Lan say sưa kể một câu chyện mà thực ra em đã biết rồi. Em sẽ:

A. Nói với bạn: “Giờ cậu mới biết à? Tớ nghe câu chuyện này lâu rồi.

B. Cắt ngang lời bạn và nói sang chuyện khác.

C. Vờ như được nghe lần đầu và tiếp tục lắng nghe bạn kể chuyện

Câu 4: Bạn kể với em rằng bạn rất thích mặc áo màu hồng trong khi em lại chẳng thích. Em nói gì với bạn?

A. Nói tránh sang chuyện khác.

B. Hỏi bạn tại sao lại thích màu hồng và chia sẻ với bạn màu mà mình yêu thích.

C. Nói với bạn: “Sao màu hồng sến vậy mà cậu cũng thích được.”

Câu 5: Giờ trả bài kiểm tra, em đang rất vui vì nhận được điểm mười và lời khen ngợi của cô giáo thì Hồng bảo rằng bạn đang buồn vì bị điểm kém. Em sẽ:

A. Không nhắc đến chuyện mình được điểm cao, cố an ủi động viên bạn.

B. Nói với bạn: “Vậy à? Tớ thì được điểm rất cao đấy!”.

C. Lắng nghe bạn nhưng trong lòng vẫn nhớ tới niềm vui của mình.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1 : C

Câu 2 : B

Câu 3 : C

Câu 4 : B

Câu 5 : A

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Chia sẻ về việc em bất hòa với bạn

- GV yêu cầu HS ghi lại một lần xảy ra bất hòa và vận dụng kiến thức đã học để xử lí bất hòa đó lên một tấm bìa màu. 

2. Giúp bạn xử lí bất hòa

- GV yêu cầu HS hoạt đông theo nhóm và sắm vai tình huống giúp bạn xử lí bất hòa.