Slide bài giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng

Slide điện tử bài 8: Bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 8. BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Theo em, vì sao nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã thực hiện lệnh đóng cửa rừng tự nhiên.

Bài làm chi tiết:

- Rừng tự nhiên là một phần quan trọng của hệ sinh thái trái đất và là môi trường sống của nhiều loài động và thực vật. Việc đóng cửa rừng giúp bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học, cũng như giảm bớt sự mất mát của các loài và môi trường sống của chúng.

- Rừng tự nhiên đang phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nghiêm trọng do khai thác gỗ không bền vững, phát triển các dự án khai khoáng và mở rộng các địa điểm khai thác tài nguyên khác. Việc đóng cửa rừng giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng suy giảm này.

- Rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cung cấp nguồn nước sạch cho các hệ sinh thái và cộng đồng địa phương. Nó cũng giúp giữ đất lại và giảm nguy cơ xói mòn đất.

- Rừng tự nhiên có khả năng hấp thụ và lưu giữ lượng khí CO2 trong quá trình quang hợp, giúp giảm nguy cơ của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

- Rừng tự nhiên cung cấp cơ sở cho việc phát triển du lịch sinh thái, tạo ra nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng địa phương và giúp bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn hóa.

1.MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG

Câu hỏi: Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng phổ biến ở nước ta

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng cho người dân.

- Ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên rừng. Tăng cường lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng, mua bản và vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Kiểm soát hoạt động chăn, thả gia súc, vật nuôi tránh gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chủ động thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Duy trì và củng cố hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên góp phần bảo tồn có hiệu quả các hệ sinh thái rừng, tài nguyên động, thực vật rừng.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi, dễ tiếp cận.

- Tăng cường trồng cây xanh, trồng rừng góp phần bảo vệ và phát triển rừng

Câu hỏi: Hãy nêu một số biện pháp để nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng cho người dân.

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng cho người dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. 

- Lồng ghép trong các buổi họp thôn, bản, các lễ hội truyền thống..... xây dựng các bảng tin, biển tuyên truyền.

Luyện tập: Vì sao cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng?

Bài làm chi tiết:

Cần quan tâm nâng cao ý thức về bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, bởi vì:

- Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, và cung cấp nguồn tài nguyên quý giá cho con người.

- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gần rừng, rừng còn là nguồn cung cấp thức ăn, nước uống, thuốc men, và vật liệu xây dựng nhà cửa.

- Do nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của rừng, một số đồng bào dân tộc thiểu số đã khai thác rừng bừa bãi, dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng.

- Hoạt động khai thác rừng trái phép, phá rừng làm nương rẫy, và đốt rừng lấy đất canh tác đang diễn ra ở nhiều nơi.

- Cần phải: Nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của rừng, lợi ích lâu dài của việc bảo vệ rừng, và hậu quả của việc phá rừng. Tuyên truyền, giáo dục về luật bảo vệ rừng, và hướng dẫn đồng bào cách khai thác rừng hợp lý, bền vững.

Vận dụng: Theo em, biện pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông là gì? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

Một số biện pháp phù hợp và hiệu quả để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho học sinh trung học phổ thông bao gồm:

- Tổ chức các buổi giảng, hội thảo hoặc hoạt động thực tế trong các môn học.

- Tổ chức các chuyến tham quan, trại hè hoặc công tác tình nguyện tại khu vực rừng.

- Tận dụng các công cụ truyền thông hiện đại như video, infographic, trang web hoặc ứng dụng di động với nội dung giáo dục về bảo vệ rừng để thu hút sự quan tâm của học sinh và giúp họ tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và sinh động.

- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động như thảo luận, nghiên cứu đề tài liên quan đến bảo vệ rừng, đặt ra câu hỏi, tìm kiếm thông tin và phân tích các vấn đề để họ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này.

- Khích lệ học sinh tham gia vào các dự án hoặc chiến dịch cộng đồng như tạo ra khu vườn rau, tổ chức buổi triển lãm về môi trường, hoặc làm việc với các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng trong cộng đồng.

2. PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC RỪNG

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác rừng trắng.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm:

- Tái sinh được tiến hành sau khi khai thác xong, thời ki tải sinh rõ ràng. Sau chặt trắng, có thể áp dụng phương thức tái sinh nhân tạo để tạo rừng mới đều tuổi.

- Hoàn cảnh rừng sau chặt trắng thường bị biến đổi sâu sắc, tán rừng bị mất, đất rừng bị phơi trống hoàn toàn.

- Ở những nơi địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa cao dễ gây ra xói mòn và thoái hoá đất nếu tái sinh không thành công. Ở Việt Nam, khai thác trắng thường áp dụng đối với rừng sản xuất là rừng trồng thuần loài đều tuổi.

Vận dụng: 

1. Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác trắng.

2. Nơi có rừng phòng hộ có được áp dụng phương thức khai thác trắng không? Vì sao?

Bài làm chi tiết:

1. Biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác trắng:

- Trồng rừng 

- Bảo vệ rừng

- Khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng

2. Nơi có rừng phòng hộ không được áp dụng phương thức khai thác trắng vì:

- Rừng phòng hộ có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, sạt lở đất, và bảo vệ môi trường.

- Khai thác trắng sẽ phá hủy hoàn toàn thảm rừng, dẫn đến mất đi chức năng phòng hộ của rừng.

- Khai thác trắng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác dần.

Bài làm chi tiết:

Đặc điểm:

- Những cây rừng thành thục được khai thác nhiều lần (3 đến 4 lần) trong giới hạn thời gian là một cấp tuổi.

- Quá trình tái sinh được tiến hành song song với quả trình khai thác (rừng giả khai thác xong, rừng non cũng bắt đầu khép tán).

- Mặt đất rừng luôn có cây che phủ và được bảo vệ có hiệu quả hơn so với chặt trắng.

Vận dụng: Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khi khai thác dần.

Bài làm chi tiết:

Biện pháp để phục hồi lại rừng sau khi khai thác:

- Cấm chăn thả gia súc, phát dọn dây leo, bụi rậm, vun gốc, bón phân cho cây tái sinh.

- Chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mục đích trồng rừng.

- Chăm sóc rừng sau trồng: Tưới nước, bón phân, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác rừng: Chỉ cho phép khai thác rừng theo kế hoạch được phê duyệt.

- Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống cháy rừng, tổ chức các đội phòng cháy chữa cháy rừng.

- Khống chế dịch hại, ngăn chặn hoạt động khai thác lâm sản trái phép.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm của phương thức khai thác chọn.

Bài làm chi tiết:

- Không có thời kì tái sinh rõ ràng. Chặt chọn gắn liền với phương thức tái sinh tự nhiên hoặc phương thức xúc tiến tái sinh tự nhiên. Rừng hình thành sau khai thác chọn là rừng khác tuổi.

- Do chỉ chặt đi những cây thành thục đã đạt tới một kích cỡ nhất định nên rừng duy trì được cấu trúc nhiều tầng.

- Đất rừng không bị phơi trống nên hạn chế được xói mòn đất, tiểu hoàn cảnh rừng ít bị xáo trộn

Bài làm chi tiết:

1. Nêu biện pháp để phục hồi lại rừng sau khai thác chọn.

2. So sánh một số đặc điểm cơ bản của các phương thức khai thác rừng theo mẫu Bảng 8.1

Bảng 8.1. Phân biệt các phương thức khai thác rừng

Các phương thức khai thác rừng

Một số đặc điểm cơ bản

Số lần khai thác

Khoảng thời gian khai thác

Hoàn cảnh rừng thay đổi sau khai thác.

Khai thác trắng

?

?

?

Khai thác dần

3 – 4 lần

?

?

Khai thác chọn

?

?

?

Bài làm chi tiết:

1. Biện pháp để phục hồi 

- Cấm chăn thả gia súc, phát dọn dây leo, bụi rậm, vun gốc, bón phân cho cây tái sinh.

- Chọn giống cây phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và mục đích trồng rừng.

- Chăm sóc rừng sau trồng: Tưới nước, bón phân, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác rừng: Chỉ cho phép khai thác rừng theo kế hoạch được phê duyệt.

- Tuyên truyền, giáo dục về phòng chống cháy rừng, tổ chức các đội phòng cháy chữa cháy rừng.

- Khống chế dịch hại, ngăn chặn hoạt động khai thác lâm sản trái phép.

2. So sánh

Các phương thức khai thác  rừng

 

Đặc điểm cơ bản

 

Số lần khai thác

Khoảng thời gian khai thác

Hoàn cảnh rừng sau khai thác

Khai thác trắng

1 lần

Không quy định

Rừng bị biến đổi sâu sắc, tán rừng bị mất, đất rừng bị phơi trống hoàn toàn

Khai thác dần

3 – 4 lần

 

Rừng giả khai thác xong, rừng non cũng bắt đầu khép tán

Khai thác chọn

Không quy định

 

Rừng duy trì được cấu trúc nhiều tầng

Vận dụng: Đối với những khu rừng phòng hộ đủ điều kiện và được phép khai thác, cần áp dụng phương thức khai thác nào?

Bài làm chi tiết:

Phương thức áp dụng đối với những khu rừng phòng hộ đủ điều kiện và được phép khai thác:

- Khai thác chọn

- Khai thác theo dải/ theo đám