Slide bài giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản
Slide điện tử bài 12: Quản lí môi trường nuôi thuỷ sản. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Người nuôi cần làm gì để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong quá trình nuôi thuỷ sản?
Bài làm rút gọn:
Để đảm bảo chất lượng cần:
- Lựa chọn nguồn nước phù hợp
- Quản lý thức ăn
- Thay nước định kỳ
- …
VAI TRÒ CỦA VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
Câu hỏi: Nêu vai trò của việc quản lý môi trường nuôi thuỷ sản.
Bài làm rút gọn:
Vai trò:
- Lựa chọn được nguồn nước có chất lượng tốt cho hệ thống nuôi giúp giảm được sự xâm nhập của chất độc và chất ô nhiễm vào hệ thống nuôi.
- Đảm bảo được các thông số môi trường nuôi trong khoảng phù hợp cho từng đối tượng nuôi, từ đó đưa ra được các biện pháp xử lí kịp thời khi chất lượng nước suy giảm, giúp vật nuôi sinh trưởng tốt và duy trì tỉ lệ sống cao trong suốt quá trình nuôi.
- Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên.
2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI THUỶ SẢN
Câu hỏi: Nguồn nước cấp cho ao nuôi thuỷ sản cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Bài làm rút gọn:
Những yêu cầu:
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải chủ động: Người nuôi cần đánh giá trữ lượng nguồn nước cấp để đảm bảo nguồn nước luôn đầy đủ và chủ động cho hệ thống nuôi trong suốt quá trình nuôi.
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của môi trường nuôi thuỷ sản: Trước khi sử dụng cho nuôi thuỷ sản, cần quan trắc một số thông số cơ bản về thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh vật để đảm bảo nguồn nước đạt yêu cầu và phù hợp cho từng đối tượng nuôi.
Câu hỏi: Vì sao cần có ao nước sạch dự trữ trong quá trình nuôi?
Bài làm rút gọn:
Cần có ao nước sạch dự trữ trong quá trình nuôi là vì:
- Ao nước sạch dự trữ là nguồn cung cấp nước khi nguồn nước chính gặp sự cố như ô nhiễm, cạn kiệt, hoặc biến động về độ mặn, pH,…
- Đảm bảo môi trường sống phù hợp cho con nuôi, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài.
- Ao nước sạch dự trữ có thể được sử dụng để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, giúp loại bỏ các chất độc hại, cặn bẩn và vi sinh vật gây bệnh.
- Nước được lọc qua ao dự trữ sẽ có chất lượng tốt hơn.
- Ao nước sạch dự trữ có thể được sử dụng để thu gom nước thải từ ao nuôi, sau đó xử lý và tái sử dụng cho mục đích tưới tiêu hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Việc tái sử dụng nước giúp tiết kiệm nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Luyện tập: Dựa vào Hình 12.1, hãy mô tả đặc điểm cơ bản của ao chứa trong trại nuôi.
Bài làm rút gọn:
Ao chứa nước trong trại nuôi thủy sản gồm:
- Kênh cấp nước
- Kênh nước thải
- Ao chứa
- Ao nuôi
- Đường dẫn nước
Câu hỏi: Trình bày một số phương pháp quản lý độ trong và màu nước cho hệ thống nuôi.
Bài làm rút gọn:
Một số phương pháp:
- Khi màu nước ao quá đậm, độ trong quá thấp, cần tiến hành siphon loại bỏ phân thải, thức ăn thừa ra khỏi ao nuôi; thay nước từ 10% đến 20% hằng ngày để giảm mật độ tảo, sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh vật có lợi, tăng cường phân huỷ chất hữu cơ, sử dụng hoá chất như benzalkonium chloride (BKC), copper sulphate (CuSO) phun xuống ao để diệt tảo trong ao, dùng lưới đen che bớt bề mặt hệ thống nuôi để giảm cường độ ánh sáng, giảm khả năng quang hợp của tảo. Chú ý: không sử dụng hóa chất diệt tảo và chế phẩm sinh học cùng lúc. Chế phẩm sinh học thường được sử dụng sau khi xử lý hóa chất từ 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, ao nuôi cũng có thể bị đục do phù sa, làm giảm độ trong của nước. Trong trường hợp này, có thể sử dụng nước vôi trong hoặc phèn nhôm, thạch cao để tăng cường kết với phù sa nhưng cần chú ý đến sự thay đổi độ pH khi xử lý.
- Khi nước ao nhạt màu, độ trong quả cao do ảnh hưởng của hóa chất diệt tảo, nước nghèo dinh dưỡng hoặc nước có pH quá thấp làm tào phát triển kém. cần thúc đầy tảo phát triển bằng cách bón phân vô cơ hoặc cám gạo, bột cá, bột đậu nành kết hợp với chế phẩm vi sinh và rỉ mật đường.
Luyện tập: Vì sao không nên sử dụng đồng thời chế phẩm sinh học và hoá chất diệt tảo?
Bài làm rút gọn:
-Bởi vì:
+ Hóa chất diệt tảo thường có tác dụng phổ rộng, không chỉ tiêu diệt tảo mà còn ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi trong môi trường nước.
- Chế phẩm sinh học và hoá chất diệt tảo gây hại cho con nuôi, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng và cá nhỏ.
- Giảm hiệu quả của chế phẩm sinh học
- Ngoài ra dẫn tới việc ô nhiễm môi trường.
Vận dụng: Hãy đưa ra biện pháp xử lý cho ao nuôi có tảo phát triển quá dày, độ trong thấp.
Bài làm rút gọn:
Biện pháp xử lý:
- Tạm thời ngừng cho ăn hoặc giảm lượng thức ăn xuống mức tối thiểu trong vài ngày để hạn chế nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển
- Thay một phần nước trong ao (khoảng 20-30%) để loại bỏ bớt tảo và chất thải.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy tảo và cải thiện chất lượng nước.
- Tăng cường sục khí để cung cấp oxy cho ao nuôi và hạn chế sự phát triển của tảo.
Câu hỏi:
1. Mô tả một số biện pháp tăng cường oxygen cho hệ thống nuôi.
2. Nêu các thời điểm cần chú ý tăng cường cung cấp oxygen cho hệ thống nuôi
Bài làm rút gọn:
1. Mô tả biện pháp:
- Quản lý tốt mật độ tảo trong ao thông qua quản lý độ trong và màu nước ở mức phù hợp. Khi đó, tào quang hợp sẽ cung cấp oxygen cho ao nuôi, hạn chế biến động hàm lượng oxygen ngày – đêm.
- Sử dụng hoá chất tăng oxygen.
2. Nêu các thời điểm cần chú ý tăng cường cung cấp oxygen cho hệ thống nuôi
- Ban đêm
- Khi thời tiết thay đổi
- Khi mật độ con nuôi cao
- Khi sử dụng hóa chất
- Khi có dấu hiệu thiếu oxy
Vận dụng: Với các hệ thống bể nuôi trong nhà, hệ thống sục khí được vận hành như thế nào để đảm bảo oxygen cho động vật thuỷ sản?
Bài làm rút gọn:
Đề đảm bảo oxygen cho động vật thủy sản với các hệ thống bể nuôi trong nhà, hệ thống sục khí cần được:
- Lựa chọn loại máy sục khí phù hợp:
+ Lựa chọn máy sục khí có công suất phù hợp với kích thước bể nuôi và số lượng động vật thủy sản.
+ Có thể sử dụng các loại máy sục khí như: máy sục khí chạy bằng điện, máy sục khí chạy bằng pin, máy sục khí đáy, máy sục khí treo thành bể,…
- Vị trí đặt máy sục khí:
+ Đặt máy sục khí ở vị trí thuận tiện cho việc vận hành và bảo trì.
+ Nên đặt máy sục khí ở đáy bể để tạo dòng chảy và giúp oxy hòa tan tốt hơn vào nước.
- Điều chỉnh lưu lượng khí:
+ Điều chỉnh lưu lượng khí phù hợp với nhu cầu oxy của động vật thủy sản.
+ Nên điều chỉnh lưu lượng khí sao cho tạo ra lượng bọt khí vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít.
- Thời gian vận hành:
+ Vận hành máy sục khí liên tục 24/24 để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho động vật thủy sản.
+ Có thể sử dụng bộ hẹn giờ để tự động bật/tắt máy sục khí theo nhu cầu.
- Bảo trì hệ thống sục khí:
+ Vệ sinh máy sục khí định kỳ để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
+ Thay thế các bộ phận bị hỏng hoặc lão hóa để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Câu hỏi: Mô tả một số biện pháp điều chỉnh pH cho hệ thống nuôi thuỷ sản.
Bài làm rút gọn:
- Khi pH trong ao giảm thấp, cần sử dụng các biện pháp để tăng pH như:
+ Sử dụng nước vôi trong hoặc soda để trung hòa H+ trong nước.
+ Tăng cường độ sục khí để tạo điều kiện khuếch tán CO2, ra ngoài không khí.
+ Quản lý tốt độ trong và mật độ tảo để giảm biến động pH trong nước.
Vận dụng: Hãy đưa ra biện pháp xử lý khi ao nuôi cá có độ pH giảm dưới 6,5.
Bài làm rút gọn:
Biện pháp xử lý ao nuôi cá có độ pH giảm dưới 6,5:
- Bổ sung vôi
- Sử dụng baking soda
- Thay nước
- Sử dụng chế phẩm sinh học
Câu hỏi: Mô tả một số biện quản lý chất hữu cơ và khí độc trong ao.
Bài làm rút gọn:
Một số biện pháp quản lý chất hữu cơ và khí độc trong ao:
- Nuôi với mật độ phù hợp để giảm tích tụ quá nhiều chất hữu cơ trong môi trường.
- Sử dụng các loại thức ăn có kích cỡ phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi của động vật thuỷ sản, thức ăn có độ kết dính tốt nhằm giảm lượng thức ăn bị tan rã.
Luyện tập: Theo em, công việc nào cần thực hiện hằng ngày giúp quản lý và giảm chất hữu cơ trong nước
Bài làm rút gọn:
Các công việc cần thực hiện hằng ngày giúp quản lý và giảm chất hữu cơ trong nước:
- Cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp
- Thay nước định kỳ
- Sục khí
- Sử dụng chế phẩm sinh học
- Trồng cây thủy sinh
Câu hỏi: Nêu một số biện pháp quản lý độ mặn cho ao nuôi.
Bài làm rút gọn:
Một số biện pháp quản lý độ mặn cho ao muối:
- Khi độ mặn quá cao, tiến hành thay nước hoặc bổ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ từ cho ao.
- Độ mặn ao nuôi thường giảm thấp khi trời mưa lớn. Khi đó, cần tháo bớt nước trên tầng mặn để tránh hạ độ mặn và phân tầng mặn nước ao nuôi.
Câu hỏi: Nước thải sau nuôi cần được quản lý như thế nào?
Bài làm rút gọn:
Nước thải sau nuôi cần được thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường ngoài để tránh lây lan mầm bệnh và ô nhiễm môi trường tự nhiên.