Slide bài giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững
Slide điện tử bài 6: Ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng bền vững. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA VIỆC BẢO VỆ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Quan sát Hình 6.1 và cho biết hoạt động nào gây suy giảm tài nguyên rừng, hoạt động nào là bảo vệ rừng.
Bài làm rút gọn:
- Hoạt động: hình a và d.
+ Hình a: chặt phá rừng
+ Hình d: đốt rừng làm nương rẫy
- Hoạt động bảo vệ rừng: Hình b và d
1.Ý NGHĨA CỦA BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG.
Câu hỏi: Bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên bền vững mang lại lợi ích gì?
Bài làm rút gọn:
Lợi ích:
- Duy trì và nâng cao chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất, chống xói mòn, bảo vệ khí hậu, ...
- Bảo tồn đa dạng sinh học: bảo tồn nguồn gene các loài động, thực vật rừng quý hiếm, các hệ sinh thái rừng tự
- Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ). Đảm bảo kinh doanh, sản xuất những sản phẩm và dịch vụ của rừng lâu dài, liên tục.
- Góp phần tạo việc làm và cải thiện sinh kế vùng nông thôn.
- NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN RỪNG BỀN VỮNG
Câu hỏi: Nhiệm vụ của chủ rừng đối với công tác bảo vệ rừng.
Bài làm rút gọn:
Nhiệm vụ:
- Có trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật về theo dõi diễn biến rừng; bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Chấp hành sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các quy định khác của pháp luật.
Câu hỏi: Khai thác tài nguyên rừng bền vững cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
Bài làm rút gọn:
Yêu cầu cơ bản sau:
- Khai thác cần thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Đảm bảo thực hiện các biện pháp tái sinh rừng và trồng rừng.
- Khai thác không lạm vào vốn rừng: sản lượng gỗ của loài được khai thác không lớn hơn lượng gỗ tăng trưởng của loài đó.
- Áp dụng các biện pháp, kĩ thuật khai thác lâm sản phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu tới môi trường rừng và đa dạng sinh học, duy trì được chức năng phòng hộ của rừng.
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật đối với việc khai thác các loài động, thực vật rừng quý, hiếm và các loài được ưu tiên bảo vệ.
Luyện tập: Nếu không trồng lại rừng sau khi khai thác rừng sẽ gây ra những hậu quả gì?
Bài làm rút gọn:
Hậu quả sau:
+ Mất đa dạng sinh học.
+ Thoái hóa đất.
+ Biến đổi khí hậu.
+ Lũ lụt và lở đất.
Vận dụng: Em hãy nêu nhiệm vụ của bản thân trong bảo vệ rừng.
Bài làm rút gọn:
Nhiệm vụ của bản thân trong bảo vệ rừng:
- Tiết kiệm điện, nước, giấy.
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
- Tìm hiểu về tầm quan trọng của rừng.
- Tham gia các hoạt động giáo dục về bảo vệ rừng.
- Chia sẻ kiến thức về bảo vệ rừng với bạn bè, gia đình và cộng đồng.
- Sử dụng các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế hoặc được thu hoạch một cách bền vững.