Slide bài giảng Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
Slide điện tử bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 16. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hãy nêu các loại thức ăn cho tôm cá mà em biết. Ưu điểm của loại thức ăn đó là gì?
Bài làm rút gọn:
Các loại thức ăn cho tôm, cá:
- Thức ăn tự nhiên: cỏ, rong rêu,...
Ưu điểm:
+ Dồi dào dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, kích thích tôm cá bắt mồi.
+ Giá thành rẻ, dễ kiếm.
+ Tăng cường sức đề kháng cho tôm cá.
- Thức ăn công nghiệp: thức ăn dạng viên tổng hợp, bột,...
Ưu điểm:
+ Dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm cá.
+ Dễ sử dụng, bảo quản và vận chuyển.
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN.
Câu hỏi: Hãy nêu thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn thủy sản.
Bài làm rút gọn:
- Hầu hết thức ăn thủy sản có thành phần dinh dưỡng giống nhau: nước, protein, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng.
- Thức ăn có nguồn gốc động vật (bột cá, bột thịt, bột máu,...), thức ăn tươi sống (trùn chỉ, động vật phù du) thường có hàm lượng protein cao.
- Thức ăn có nguồn gốc thực vật thường có mùi, vị kém hấp dẫn động vật thuỷ sản và khó tiêu hoá hơn do có chứa các chất kháng dinh dưỡng
Luyện tập: Dựa vào Bảng 16.1, hãy so sánh thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của một số loài thủy sản.
Bài làm rút gọn:
So sánh thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của một số loài thủy sản:
- Trong thức ăn thủy sản, chỉ số protein luôn chiếm chỉ số lớn nhất và quan trọng nhất bởi protein nâng cao chất lượng của thủy sản
- Một số chỉ số khác như lipid thô, carbohydrate, khoáng chiếm chỉ số tương đối.
- Chỉ số xơ và ethoxyquin chiếm chỉ số nhỏ nhất trong tất cả thức ăn thủy sản.
2. VAI TRÒ CỦA CÁC NHÓM THỨC ĂN THỦY SẢN
Câu hỏi: Hãy nêu các nhóm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản
Bài làm rút gọn:
Các nhóm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản:
- Thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn bổ sung
- Thức ăn tươi sống
- Nguyên liệu thức ăn
Luyện tập: Hãy kể tên các loại thức ăn có thể có trong ao nuôi cá.
Bài làm rút gọn:
- Thực vật phù du: Tảo khuê, tảo lục, tảo lam...
- Động vật phù du: Luân trùng, trứng nước, giáp xác chân chèo...
- Sinh vật đáy: Giun, ốc, ấu trùng côn trùng...
- Cá con
Vận dụng: Ở địa phương em có những loại nguyên liệu nào có thể sử dụng để chế biến thức ăn cho cá.
Bài làm rút gọn:
1. Nguyên liệu từ thực vật:
- Cám gạo: Nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ, giàu protein và carbohydrate.
- Bột bắp, bột mì: Cung cấp năng lượng cho cá.
- Rau xanh, bèo, cỏ: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
- Trái cây, quả hạch: Cung cấp vitamin, khoáng chất và chất béo.
2. Nguyên liệu từ động vật:
- Cá tạp, tép, ốc: Cung cấp protein, chất béo và khoáng chất.
- Bột cá, bột tôm: Cung cấp protein, chất béo và khoáng chất.
- Dầu cá: Cung cấp axit béo omega-3.
3. Phân bón hữu cơ:
- Phân chuồng hoai mục: Cung cấp vi sinh vật có lợi và khoáng chất.
- Phân xanh: Cung cấp vi sinh vật có lợi và chất hữu cơ.