Slide bài giảng âm nhạc 7 cánh diều tiết 2: Ôn tập bài hát nổi trống lên các bạn ơi!. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ. Trải nghiệm và khám phá - Hát với những nhịp độ khác nhau
Slide điện tử tiết 2: Ôn tập bài hát nổi trống lên các bạn ơi!. Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát. Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ. Trải nghiệm và khám phá - Hát với những nhịp độ khác nhau. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 2. ÔN TẬP BÀI HÁT NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI! THỂ HIỆN TIẾT TẤU VÀ ỨNG DỤNG ĐỆM CHO BÀI HÁT. MỘT SỐ KÍ HIỆU, THUẬT NGỮ VỀ NHỊP ĐỘ, SẮC THÁI CƯỜNG ĐỘ. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT VỚI NHỮNG NHỊP ĐỘ KHÁC NHAU
KHỞI ĐỘNG
HS vận động theo nhạc, hát tập thể bài Đất nước lời ru.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Ôn tập bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
- Ôn bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
- Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
- Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ
- Luyện tập và vận dụng: Trải nghiệm và khám phá
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Ôn tập bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!; Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
1.1 Ôn bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
Trình diễn bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! với các hình thức khác nhau và có sáng tạo được các động tác cơ thể.
1.2 Thể hiện tiết tấu và ứng dụng đệm cho bài hát
a) Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể.
- HS thực hành thể hiện gõ tiết tấu bằng trống con hoặc vỗ tay và kết hợp động tác cơ thể.
b) Ứng dụng đệm cho bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
2. Một số kí hiệu, thuật ngữ về nhịp độ, sắc thái cường độ
Nêu khái niệm và các ký hiệu, thuật ngữ về nhịp độ và sắc thái cường độ.
Nội dung ghi nhớ
- Nhịp độ: Thuật ngữ về nhịp độ chỉ độ nhanh, chậm của âm thanh, thường được ghi ở đầu bản nhạc, phía trên khuông nhạc.
- Sắc thái cường độ: Thuật ngữ, kí hiệu về sắc thái cường độ chỉ độ mạnh nhẹ của âm thanh diễn ra trong âm nhạc, thường được ghi ở phía dưới khuông nhạc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!?
A. Bài hát nêu cao tinh thần dân tộc Việt Nam trong thời chiến, tất cả cùng chung sức đồng lòng bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Bài hát nêu cao những truyền thống văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức đồng lòng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
C. Bài hát nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức chung lòng bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
D. Bài hát nêu cao tinh thần quật cường của dân tộc Việt Nam trong thời kì cách mạng, từ đó để tất cả con người Việt Nam thêm yêu và tự hào về đất nước.
Câu 2: Thuật ngữ về nhịp độ chỉ cái gì?
A. Độ to, nhỏ của âm nhanh.
B. Độ nhanh, chậm của âm thanh.
C. Độ cao, thấp của âm thanh.
D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh.
Câu 3: Thuật ngữ về cường độ chỉ cái gì?
A. Độ cao, thấp của âm thanh.
B. Độ to, nhỏ của âm thanh.
C. Độ nhanh, chậm của âm thanh.
D. Độ mạnh, nhẹ của âm thanh.
Câu 4: Thuật ngữ về nhịp độ thường được ghi ở đâu?
A. Đầu bản nhạc, phía trên khuông nhạc.
B. Đầu bản nhạc, phía dưới khuông nhạc.
C. Cuối bản nhạc, phía trên khuông nhạc.
D. Cuối bản nhạc, phía dưới khuông nhạc.
Câu 5: Thuật ngữ về cường độ thường được ghi ở đâu?
A. Phía trên khuông nhạc.
B. Phía bên trái khuông nhạc.
C. Phía dưới khuông nhạc.
D. Ghi ở đâu cũng được.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | B | A | A |