Slide bài giảng âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài bài học đầu tiên. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. Trải nghiệm và khám phá - Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp
Slide điện tử tiết 1: Hát bài bài học đầu tiên. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc. Trải nghiệm và khám phá - Hát với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 1: HÁT BÀI BÀI HỌC ĐẦU TIÊN. KÍ HIỆU ĐỂ TĂNG TRƯỜNG ĐỘ NỐT NHẠC. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: HÁT VỚI SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ ĐẶT DẤU MIỄN NHỊP
KHỞI ĐỘNG
HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Biết ơn thầy cô và trả lời câu hỏi
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hát bài Bài học đầu tiên
- Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
- Luyện tập và vận dụng: Trắc nghiệm và khám phá
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hát bài Bài học đầu tiên
Nội dung ghi nhớ
- Tác giả: Trương Xuân Mẫn.
- Bài hát:
+ Bài học đầu tiên là bài hát quen thuộc của nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
+ Với giai điệu sâu lắng, lời ca giàu hình ảnh, dạt dào cảm xúc, bài hát thể hiện tình cảm sâu sắc mà chân thành của học trò dành cho thầy, cô giáo kính yêu. Những bài học đầu tiên mà thầy cô đã dạy về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước,... sẽ nâng cánh ước mơ cho các bạn nhỏ vươn tới tương lai tươi sáng.
+ Đoạn 1: 16 nhịp, từ đầu đến “rộng mở”
+ Đoạn 2: 17 nhịp, được hát 2 lần, từ “Bài học đến “đẹp giàu”
2. Kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc
+ Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp có kí hiệu như thế nào?
+ Âm thanh của của các nốt nhạc có dấu nối, dấu chấm dôi, dấu miễn nhịp sẽ thay đổi như thế nào so với khi chưa có dấu?
Nội dung ghi nhớ
- Dấu nối:
+ Kí hiệu:
+ Tác dụng: nối liền trường độ của các nốt nhạc có cùng cao độ nằm cạnh nhau. Trường độ của nhóm các nốt được nối bằng tổng trường độ của các nốt trong nhóm.
- Dấu chấm dôi:
+ Kí hiệu: một dấu chấm đặt bên phải nốt nhạc.
+ Tác dụng: làm tăng thêm nửa trường độ nốt nhạc đó.
- Dấu miễn nhịp:
+ Kí hiệu: đặt trên hoặc dưới nốt nhạc.
+ Tác dụng: tăng trưởng độ của nốt nhạc một cách tự do, tùy theo ý định của người biểu diễn.
+ Dấu miễn nhịp còn được dùng với cả dấu lặng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Chủ đề Biết ơn thầy cô nói về điều gì?
A. Tình cảm, sự biết ơn của cháu dành cho bà.
B. Tình cảm, sự biết ơn của anh, chị, em dành cho nhau.
C. Tình cảm, sự biết ơn của cô, cậu học trò dành cho thầy, cô giáo..
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là đề tài trong chủ đề Nhớ ơn thầy cô?
A. Phủ sạch đồi xanh.
B. Mái trường mến yêu.
C. Bãi biển sạch bóng rác.
D. Ơn nghĩa sinh thành.
Câu 3: Các bài hát nói về chủ đề Biết ơn thầy cô là?
A. Khi tóc thầy bạc trắng.
B. Lá thư gửi thầy.
C. Khoảng lặng phía sau thầy.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu không phải là bài hát nằm trong chủ đề Biết ơn thầy cô?
A. Về nhà thôi.
B. Lời thầy cô.
C. Kỉ niệm thân thương.
D. Người thầy năm xưa.
Câu 5: Ai là tác giả của ca khúc “Bài học đầu tiên”?
A. Thanh Giang.
B. Phảm Chỉnh.
C. Trương Xuân Mẫn.
D. Duy Quang.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | B | D | A | C |
* Vận dụng
Hãy hát câu kết của bài Bài học đầu tiên ba lần với sự thay đổi vị trí đặt dấu miễn nhịp. Em thích hát theo trường hợp nào nhất?