Slide bài giảng âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài nổi trống lên các bạn ơi. Nghe tác phẩm đất nước lời ru
Slide điện tử tiết 1: Hát bài nổi trống lên các bạn ơi. Nghe tác phẩm đất nước lời ru. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 1. HÁT BÀI NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI! NGHE TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC LỜI RU
KHỞI ĐỘNG
HS lắng nghe bài hát Dòng máu lạc hồng và trả lời câu hỏi.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hát bài Nổi trống lên các bạn ơi!
- Nghe tác phẩm Đất nước lời ru; Nhạc sĩ Văn Thành Nho
- Nghe tác phẩm Đất nước lời ru
- Nhạc sĩ Văn Thành Nho
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hát bài Nổi trống lên các bạn ơi!
Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!
Nội dung ghi nhớ
- Tác giả: Phạm Tuyên
+ Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Như có Bác trong ngày đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh…
- Bài hát:
+ Từ truyền thuyết về mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, tất cả các dân tộc Việt Nam đều cùng chung một cội nguồn, bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức chung lòng bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
+ Bài hát có cấu trúc 4 phần:
- Mở đầu (dạo nhạc): gồm 4 nhịp.
- Đoạn 1: 10 nhịp (từ Xưa mẹ Âu Cơ đến là con một nhà!).
- Đoạn 2: 16 nhịp (từ Nổi trống lên! đến của mẹ Việt Nam!).
- Phần kết: 4 nhịp, lần thứ hai là 3 nhịp (từ Tung tung đến hết bài).
2. Nghe tác phẩm Đất nước lời ru; Nhạc sĩ Văn Thành Nho
2.1 Nghe tác phẩm Đất nước lời ru
Giới thiệu tên bản nhạc
Nội dung ghi nhớ
- Với nhịp điệu chậm, âm điệu sâu lắng, đậm đà âm hưởng dân ca, lời ca giàu cảm xúc, bài hát Đất nước lời ru không chỉ ca ngợi tình mẫu tử thuần tuý mà lớn lao hơn thế còn hướng đến biểu tượng của Tổ quốc thiêng liêng là Người mẹ dân tộc, Người mẹ cội nguồn, Người mẹ đất nước. Mỗi người dân Việt Nam không thể rời bỏ đất mẹ của mình, như những đứa con không thể thiếu mẹ. Đất nước là cội nguồn, là máu thịt, là những gì thiêng liêng nhất đối với mỗi người con Việt Nam.
- Với những câu hát như: “Mẹ Âu Cơ từ xa xưa đi khai thiên lập địa. Lạc Long Quân cùng bao con đi ra nơi biển cả”, “Nên bao năm cha hành quân xa. Nay thêm bao con cùng đi xa”… bài hát đã thể hiện đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có chung một cội nguồn, tinh thần quyết tâm bảo vệ đất nước của người dân đất Việt luôn
được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác,...
2.2 Nhạc sĩ Văn Thành Nho
Giới thiệu tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Thành Nho
Nội dung ghi nhớ
- Nhạc sĩ Văn Thành Nho sinh năm 1949 tại Nam Định. Ông nguyên là Trưởng khoa Âm nhạc Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông đã sáng tác hơn 200 ca khúc, phần lớn viết về Tổ quốc, người lính và tình yêu quê hương. Nhiều tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian và đã gây được dấu ấn trong đông đảo người nghe như: Đất nước lời ru, Bài thơ biển, Bình minh sông Đà, Tình người Hà Nội, Cây cơm nguội vàng, Bài ca người lính, Xa xanh miền đất lạ,...