Slide bài giảng âm nhạc 7 cánh diều tiết 1: Hát bài mùa xuân. Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại. Trải nghiệm và khám phá - Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc
Slide điện tử tiết 1: Hát bài mùa xuân. Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại. Trải nghiệm và khám phá - Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Âm nhạc 7 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
TIẾT 1. HÁT BÀI MÙA XUÂN. DẤU NHẮC LẠI, KHUNG THAY ĐỔI, DẤU QUAY LẠI. TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ: SỬ DỤNG DẤU NHẮC LẠI VÀ KHUNG THAY ĐỔI ĐỂ CHÉP NHẠC
KHỞI ĐỘNG
HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Mùa xuân và trả lời câu hỏi.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Hát bài Mùa xuân
- Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại
- Luyện tập và vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hát bài Mùa xuân
Giới thiệu tác giả và bài hát Mùa xuân
Nội dung ghi nhớ
- Tác giả:
+ Nhạc: Antonio Vivaldi.
+ Lời Việt: Lại Thị Phương Thảo & Nguyễn Mai Anh.
- Bài hát:
+ Concerto Mùa xuân viết cho violin và dàn nhạc là bản thứ nhất trong bộ bốn concerto Bốn mùa của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi (1678 – 1741).
+ Bài hát Mùa xuân được hai nhạc sĩ Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Mai Anh soạn lời ca bằng tiếng Việt phỏng theo trích đoạn giai điệu bản concerto Mùa xuân (Spring).
+ Nội dung bài hát thể hiện niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng bạn bè, thầy cô trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.
2. Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại
Dấu nhắc lại (khung thay đổi, dấu quay lại) có kí hiệu và tác dụng như thế nào?
Nội dung ghi nhớ
- Dấu nhắc lại:
+ Kí hiệu:
+ Tác dụng: dùng khi cần nhắc lại một đoạn nhạc hoặc một tác phẩm nhỏ.
- Khung thay đổi:
+ Kí hiệu:
+ Tác dụng: được dùng khi có sự thay đổi ở cuối lần nhắc lại.
- Dấu quay lại (dấu Segno):
+ Kí hiệu:
+ Tác dụng: giống như dấu nhắ lại nhưng dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ca khúc Mùa xuân thể hiện nội dung gì?
A. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao trong ngày tựu trường.
B. Niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng thầy cô, bạn bè trong cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp.
C. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi được tới trường học tập.
D. Niềm sung sướng, hạnh phúc của những em nhỏ vùng cao khi có một ngôi trường mới khang trang trong mùa xuân mới.
Câu 2: Bài hát Mùa xuân viết theo nhịp bao nhiêu?
A. Nhịp 4/4.
B. Nhịp 2/2.
C. Nhịp 6/8.
D. Nhịp 2/4.
Câu 3: Tác dụng của khung thay đổi là gì?
A. Dùng khi cần nhắc lại một đoạn nhạc hoặc một tác phẩm nhỏ.
B. Dùng khi có sự thay đổi ở cuối lần nhắc lại.
C. Dùng khi cần nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.
D. Dùng khi có sự thay đổi ở đầu lần nhắc lại.
Câu 4: Dấu nhắc lại với dấu quay lại có gì khác nhau?
A. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ.
B. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc cả bản nhạc.
C. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc.
D. Dấu nhắc lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc một cả bản nhạc, dấu quay lại dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc ngắn hoặc một tác phẩm nhỏ.
Câu 5: Bản concerto Mùa xuân là bản thứ mấy trong bộ Bốn mùa của nhà soạn nhạc Antonio Vivaldi?
A. Bản thứ ba.
B. Bản thứ hai.
C. Bản thứ tư.
D. Bản thứ nhất.
Gợi ý đáp án:
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | B | C | D |