Slide bài giảng âm nhạc 4 chân trời CĐ1 Tiết 3: Ôn tập bài hát; Lí thuyết âm nhạc

Slide điện tử CĐ1 Tiết 3: Ôn tập bài hát; Lí thuyết âm nhạc. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 4 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1. ƯỚC MƠ TUỔI THƠ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Em từng có những ươc mơ gì ? Hãy chia sẻ với mọi người cùng biết ?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ
  • Nhạc cụ: Nhạc tiết tấu
  • Thưởng thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài
  • Luyện tập 
  • Vận dụng 

 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1 . Hát: Bay cao tiếng hát ước mơ

Nội dung của bài hát nói về điều gì ?

Hãy nói lên mong ước của em về thế giới ?

Bài hát nói về hòa bình đất nước và tình yêu của học sinh dành cho quê hương. Đồng thời thể hiện khát vọng về một tương lai tươi quê hương tươi sáng

Em mong ước thế giới sẽ hòa bình, không xảy ra chiến tranh, yêu thương và đoàn kết với nhau. Đồng thời môi trường sẽ xanh - sạch - đẹp không bị ô nhiễm

2 Nhạc cụ: Nhạc cụ tiết tấu

Nêu các hiểu của em về : khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khóa Son và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc ?

Nội dung ghi nhớ:

+ Khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song, cách đều nhau, tạo thành 4 khe dùng để ghi các nốt nhạc. Thứ tự các dòng và khe được tính từ dưới lên 

+ Dòng kẻ phụ: là dòng kẻ ngắn, đặt ở dưới hay ở trên khuông nhạc để ghi từng nốt nhạc nằm ngoài khuông nhạc.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

+ Khóa Son được đặt ở đầu khuông nhạc, xác định vị trí nốt Son trên dòng kẻ thứ hai. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

+ Vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc thể hiện độ cao - thấp khác nhau của âm thanh. 

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

 

3.Thưởng thức âm nhạc: Giới thiệu nhạc cụ nước ngoài

Tìm hiểu về Tim-pa-ni (trống định âm) ?

Trống định âm là loại nhạc cụ nước ngoài thường được sử dụng để hòa tấu trong dàn nhạc giao hưởng

Trống được làm bằng đồng, hình nửa quả cầu, một mặt có căng da. Người chơi dùng dùi gõ vào mặt tim-pa-ni để tạo ra âm thanh. Những chiếc tim-pa-ni có kích thước khác nhau sẽ có âm thanh cao thấ khác nhau

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Trống định âm là gì ?

  1. Nhạc cụ nước ngoài, dùng trong hòa tấu dàn nhạc giao hưởng
  2. Nhạc cụ dân tộc, dùng trong hát dân ca
  3. Nhạc cụ của Pháp
  4. Nhạc cụ trong nước, dùng trong biểu diễn hát múa

Câu 2: Thứ tự các dòng kẻ và khe được tính từ đâu ? 

  1. Từ dưới lên 
  2. Từ trên xuống 
  3. Từ trái sang phải 
  4. Từ phải sang trái 

Câu 3: Dòng kẻ phụ là gì ? 

  1. Dòng kẻ dài nằm dưới khuông nhạc 
  2. Dòng kẻ ngắn, được đặt ở trên hoặc dưới khuông nhạc
  3. Dòng kẻ nằm trong khuôn nhạc 
  4. Dòng kẻ nằm trên trái và bên phải khuông nhạc 

Câu 4: Khóa gì được đặt ở đầu khuôn nhạc, xác định vị trí nốt Son trên dòng kẻ thứ hai ? 

  1. Khóa Đô 
  2. Khóa Mi 
  3. Khóa La 
  4. Khóa Son 

Câu 5: Vị trí 7 nốt nhạc thể hiện từ thấp đến cao là gì ? 

  1. Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si 
  2. Si, La, Son, Pha, Mi, Rê, Đô
  3. Mi, Pha, Son, Đô, La, Si, Rê
  4. Si, Son, La, Mi, Pha, Đô, Rê

Gợi ý đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

B

D

A

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Lựa chọn một bài hát em đã được học trước đó và lưạ chọn một trong 5 hình thức dưới đây để luyện tập: 

+  Đơn ca: một người hát 

+ Song ca: hai người hát

+ Tam ca: ba người hát 

+ Tốp ca: một nhóm người hát 

+ Đồng ca: nhiều người hát

Câu 2: Từ hình thức đã luyện tập ở trên, thể hiện bài hát đã luyện tập trước cả lớp ?