Tải giáo án powerpoint dạy thêm Ngữ văn 11 CTST Bài 8 Thực hành tiếng Việt
Tải giáo án Powerpoint, giáo án điện tử dạy thêm ngữ văn 11 [..] chương trình mới sách Chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án có nhiều hình ảnh đẹp, tư liệu sinh động. Chắc chắn bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng. Powerpoint buổi 2 ngữ văn 11 CTST












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM
ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ trong sáng tác là gì?
ÔN TẬP BÀI 8:
CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ LẶP CẤU TRÚC
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Nhắc lại kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ lặp cấu trúc
1. Khái niệm
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc (còn gọi: lặp cú pháp, điệp cú pháp) là biện pháp tu từ, theo đó, người viết (người nói) lặp lại cấu trúc của một cụm từ, một câu nhằm nhấn mạnh nội dung biểu đạt và tạo nhịp điệu, sự liên kết cho các câu văn, câu thơ.
2. Tác dụng
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc
Nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.
Được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ chính luận và phong cách ngôn ngữ văn chương.
LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Luyện tập vận dụng
Bài 1.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy.
a) Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng
Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại
Chim nhạn dưới thấp bay quanh nhủ anh đi, anh quay quay di
b) Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng
Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!
c) Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông
Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.
Bài 2.
Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây.
a) Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Nguyễn Đình Thi)
b) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…
(Vũ Bằng)
c) Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.
(Trương Quốc Khánh)
d) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.
Bài 1:
a.
• Điệp cấu trúc: "anh quay lại", "anh quay đi"
• Tác dụng: Truyền tải, thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình. Qua đó khắc họa rõ nét tâm trạng, cảm xúc lưu luyến của nhân vật.
b.
• Điệp cấu trúc "Đừng bỏ em...."
• Tác dụng: Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc, cảm xúc luyến tiếc, buồn rầu của người con gái khi phải tiễn người con trai ra đi được bộc lộ rõ nét và chân thực hơn.
Tải giáo án powerpoint dạy thêm Ngữ văn 11 CTST, giáo án điện tử dạy thêm ngữ văn 11 chân trời, giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 11 chân trời sáng tạo[..]
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác