Soạn giáo án toán 7 cánh diều bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác (2 tiết)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 7 bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác (2 tiết) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 11: TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nhận biết được khái niệm đường phân giác của tam giác, ba đường phân giác của tam giác cùng đi qua một điểm, tính chất giao điểm ba đường phân giác của tam giác.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển các NL toán học như: NL tư duy và lập luận toán học; NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  • Thông qua các thao tác như lập luận, chứng minh, nhận xét về tính chất của ba đường phân giác là cơ hội để HS hình thành NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua nội dung vẽ đường phân giác trong tam giác bằng thước thẳng và compa là cơ hội góp phần để HS hình thành NL sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Bạn Ngân gấp một miếng bìa hình tam giác để các nếp gấp tạo thành ba tia phân giác của các góc ở đỉnh của tam giác đó.

Ba nếp gấp đó có đặc điểm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm trước chúng ta đã học về ba đường trung tuyến trong tam giác, tính chất của các đường và trọng tâm, bài học này chúng ta cùng đi tìm hiểu một loại đường đặc biệt trong tam giác”. Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đường phân giác của tam giác

  1. a) Mục tiêu:

- Nhận biết và thể hiện được khái niệm đường phân giác của tam giác.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các hoạt động, luyện tập.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, cho HĐ1, LT1.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành HĐ1: HS nhận xét đặc điểm của đoạn thẳng có một đầu mút.

- GV giới thiệu về đường phân giác trong tam giác.

+ GV nhấn mạnh: khi nói đường phân giác AD có thể chỉ đoạn thẳng AD hoặc đường thẳng AD.

- HS thực hiện Ví dụ 1: HS nhận diện và thể hiện khái niệm đường phân giác.

- HS thực hiện Ví dụ 2: HS chứng minh một đoạn thẳng là đường phân giác của tam giác.

- HS thực hiện LT1: HS củng cố khái niệm đường phân giác của tam giác, đồng thời củng cố kiến thức về các trường hợp bằng nhau của tam giác, đường trung tuyến của tam giác.

- HS thực hiện Ví dụ 3: HS vẽ đường phân giác của tam giác sử dụng thước thẳng và compa.

- GV đặt câu hỏi: Mỗi tam giác có bao nhiêu đường phân giác?

Từ đó có nhận xét.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Đường phân giác của tam giác

HĐ1:

A là đỉnh của tam giác ABC, D là giao điểm của đường phân giác của góc A và cạnh BC.

Kết luận:

Trong tam giác tia phân giác của góc  cắt cạnh  tại điểm . Khi đó, đoạn thẳng  được gọi là đường phân giác (xuất phát từ đỉnh ) của tam giác .

Ví dụ 1 (SGK -tr108)

- Đoạn thẳng AD là đường phân giác của tam giác ABC.

- Đoạn thẳng BE không là đường phân giác của tam giác ABC.

Ví dụ 2 (SGK – tr108)

LT1:

Do tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Do AD là đường phân giác của ∆ABC nên .

Mà D nằm giữa B và C nên D là trung điểm của BC hay AD là đường trung tuyến của ∆ABC.

Ví dụ 3 (SGK -tr109)

Ta vẽ đường phân giác  của tam giác như sau:

Bước 1. Bằng thước thẳng và compa vē tia phân giác  của góc  

Bước 2. Vẽ  là giao điểm của tia  với cạnh .

Ta vẽ các đường phân giác xuất phát từ đỉnh  và đỉnh  của tam giác  bằng cách tương tự.

Nhận xét:

Mỗi tam giác có ba đường phân giác.


=> Xem toàn bộ Giáo án Toán 7 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án Toán 7 cánh diều bài 11: Tính chất ba đường phân giác, GA word Toán 7 cd bài 11: Tính chất ba đường phân giác, giáo án Toán 7 cánh diều bài 11: Tính chất ba đường phân giác

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU