Soạn giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án TNXH 3 bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 30. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI (2 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa được các kiến thức, kĩ năng đã học về chủ đề Trái Đất và bầu trời.
- Xác định được các phương trong không gian và phương trong các tình huống cụ thể
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
- Năng lực tự nhiên xã hội:
- Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Xác điịnh được các phương trong không gian và phương trong các tình huống cụ thể.
- Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Giới thiệu được với người khác về dạng địa hình nơi gia đình mình sinh sống. Giới thiệu được về vị trí đất nước ta trong châu lục và đôi nét về khí hậu Việt Nam.
- Phẩm chất
- Trân trọng, yêu quý quê hương, đất nước.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Giấy khổ lớn A0, A1 cho các nhóm.
- Bộ 4 vương miện ghi: phương bắc, phương nam, phương đông, phương tây.
- Đối với học sinh
- SGK Tự nhiên xã hội 3.
- Giất viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa a. Mục tiêu: Mọi HS đều được thảo luận để hoàn thiện sơ đồ. b. Cách thức tiến hành - GV đặt câu hỏi cho HS: Trong chủ đề Trái Đất và bầu trời, chúng ta đã học những bài học nào?
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đề hoàn thành sơ đồ trên giấy khổ lớn: - GV tổ chức cho các nhóm treo sản phẩm của mình lên bảng và mời đại diện nhóm báo cáo, trình bày. - GV nhận xét và giới thiệu sơ đồ sau để các nhóm đối chiếu:
Hoạt động 2: Tham gia trò chơi “Đông, tây, nam, bắc” a. Mục tiêu: HS chơi trò chơi vui vẻ, tự tin xác định được các phương hướng. b. Cách tiến hành - GV chọn các khoảng trống (trên sây, nền lớp học hoặc hành lang và kẻ các chữ thập cho mỗi nhóm) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đông, tây, nam, bắc”. - GV phổ biến luật chơi:
|
- HS suy nghi và trả lời: Xác định các phướng hướng trong không gian; Trái đất và các dới khí hậu; Bề mặt trái đất; Mặt trời, trái đất, mặt trăng,... - HS thảo luận và hoàn thành sơ đồ.
- HS các nhóm treo sản phẩm và báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đối chiếu và chỉnh sửa
|
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Hoạt động 1: Xác định phương hướng a. Mục tiêu: HS xác định được phương các bạn đang đi về ở hình 2, 3. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu và suy nghĩ cá nhân về từng hình 2, 3 để xác định phương hướng: - GV nêu thêm một số câu hỏi gợi ý: + Các bạn trong hình đang đi trên đường về nhà vào buổi học nào? + Buổi chiếu, Mặt Trời sắp lặn ở phương nào? + Vậy các em hãy quan sát kĩ từng hình xem các bạn đang đi về phương nào? - GV yêu cầu một vài HS báo cáo, trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét và chốt + Hình 2: Minh đang đi về phương đông + Hình 3: Bạn nữ đang đi về phương tây.
Hoạt động 2: Thực hành viết thư. a. Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm địa hình nơi mình sinh sống hay giới thiệu được đôi nét về khí hậu Việt Nam. - HS biểu lộ được cảm xúc về quê hương, đất nước mình trong thư. b. Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, chọn một trong hai chủ đề sau: Viết một bức thư cho bạn ở xa, kể về nơi em sống: + Em sống nơi nào? Quang cảnh (sông, hồ, biển, đồi, núi,..) nơi em sống như thế nào? Cảm nghĩ của em. + Việt Nam ở châu lục nào? Việt Nam thuộc đới khí hậu nào? Giới thiệu một số hoạt động sản xuất của người dân Việt Nam. Cảm nghĩ của em. - GV gọi theo tinh thần xung phong để HS lên đọc bức thư của mình. - GV nhận xét, khen ngợi các em và nhắc các em đem thư về nhà đọc cho gia đình, bạn bè nghe.
* TỔNG KẾT - GV yêu cầu HS đọc mục “Bây giờ em có thể”, gọi một số HS trả lời (nên gọi các em HS có học lực yếu và trung bình) để củng cố nội dung của chủ đề theo các câu hỏi. - GV cho HS quan sát tranh chốt và hỏi: + Các bạn trong hình đang làm gì? + Sản phẩm của các bạn có giống của em không?
|
- HS quan sát hình.
- HS trả lời câu hỏi dựa trên sự gợi ý của GV: + Các bạn trong hinh đang đi trên đường về nhà vào buổi chiều + Buổi chiều, Mặt Trời sắp lặn ở phương tây.
- HS trình bày kết quả, các HS khác nhận xét. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe, lựa chọn chủ đề mình thích mà tiến hành viết thư.
- HS xung phong dọc thư, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc thầm và ghi nhớ chốt lại kiến thức như GV.
- HS quan sát, thảo luận và trả lời: Hoa và Minh đang khoe bức thu cảu mình đã viết gửi bạn ở nới xa.
- HS hoàn thành phiếu học tập được giao.
- HS đối chiếu dáp án và sửa
|
Soạn giáo án TNXH 3 kết nối bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất, GA word TNXH 3 kntt bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất, giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác