Soạn giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án TNXH 3 bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CƠ QUAN TIÊU HÓA (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữu gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa.
  • Xây dựng và thực hiện được thời gian biểu phù hợp để có được thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghi ngơi điều độ và ngủ dủ giấc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Kể đươc tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hóa.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Thu thập được thông tin về một sôc hất và hoạt động có hại đói với các cơ quan tiêu hóa và cách phòng tránh. Phát triển năng lực quan sát, khái quát hóa, làm vệc nhóm, thuyết trình, đóng vai và xử lí tình huống,…
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa, giữ gìn sức khỏe cho bản thân mình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh hoặc các hình ảnh 2 – 12 trong SGK về chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa
  • Giấy A4, B2 hoặc B3.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Bút màu, giấy vẽ, keo dán/băng dính 2 mặt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho các nhóm HS đóng vai “Bác sĩ – bệnh nhân” dựa vào hình 1 trang 78 và nói theo mẫu hội thoại:

- GV mời từng cặp HS lên trình bày.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét phần trình bày các nhóm và dẫn dắt HS vào bài: Ở bài học trước, chúng ta đã được học về tên và chức năng của các bộ phận của cơ quan tiêu hóa. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu các cách chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa thật lành mạnh trong bài Bài 19. Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thức ăn đồ uống có lợi, không có lợi cho cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS kể được tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi hay không có lợi cho các cơ quan tiêu hóa.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 78 và trả lời câu hỏi:

+ Những thức ăn, đồ uống nào có lợi đối với cơ quan tiêu hóa? Tại sao?

+ Em hãy kể thêm những thức ăn, đồ uống có lợi, không có lợi đối với cơ quan tiêu hóa.

- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày.

- GV nhận xét, khuyển khích HS tìm thêm những thức ăn, đồ uống không có lợi đối với cơ quan tiêu hóa như: nước ngọt có ga, đồ chiên rán, mì tôm chua cay,...

 

Hoạt động 2: Nêu những việc cần làm và cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn và bảo vệ các cơ quan tiêu hóa.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm sẽ quan sát một hình từ hình 3 – 8 trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong hình đang làm gì? Nó có lợi hoặc có hại gì cho cơ thể? Tại sao?

+ Những việc nào nên làm, việc nào cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa?

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Những việc nên làm là hình 1, 3, 5, 7, 8

+ Những việc không nên làm là hình 2, 4, 6

- GV khuyến khích HS tìm thêm những việc làm có lợi và không có lợi đối với cơ quan tiêu hóa như: không ăn quả chưa rửa sach, không uống nước chưa đun sôi,...

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV củng cố, tổng kết lại kiến thức trọng tâm bài học.

- GV nhắc HS về nhà tìm hiểu về bữa ăn hàng ngày của gia đình mình.  

 

 

 

 

- HS quan sát và đóng vai theo yêu cầu GV: 1 bạn làm bác sĩ hỏi, 1 bạn làm bệnh nhân trả lời

 

- Cặp HS lên trình bày đóng vai, các HS khác quan sát và nhận xét:

+ HS1: Đã bao giờ bạn bị đau bụng chưa? Tại sao lại bị đau bụng?

+ HS2: Thưa bác sĩ, mình đã bị đau bụng vì ... (ăn phải thức ăn chưa chín/thức ăn để lâu,...)

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:

+ Những thức ăn, đồ uống có lợi đối với cơ quan tiêu hóa: sữa, nước lọc, chuối, rau, salad, đậu, canh,... Vì những thức ăn, đồ uống này không có nhiều dầu mỡ và tốt cho sức khỏe.

+ Thức ăn, đồ uống có lợi: sữa chua, rau củ quả, ngũ cốc,...

+ Thức ăn, đò uống không có lợi: đồ ăn cay, mặn, nhiều dầu mỡ,...

 

- HS trình bày, HS khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1 (hình 3): Bạn đang đậy mâm thức ăn vào dể tránh ruồi muỗi dậu vào thức ăn.

+ Nhóm 2 (hình 4): Bạn đang ăn gà rán, uống nước ngọt vào buổi đêm trước khi đi ngủ, điều đó sẽ gây hại cho sức khỏe và bệnh béo phì.

+ Nhóm 3 (hình 5): có bạn đang rủ 1 bạn đi dá bóng, nhưng bạn đó đã nói rằng đợi bạn ăn xong cơm mới đi, như vậy để tránh bỏ bữa và bị đau dạ dày.

+ Nhóm 4 (hình 6): Bạn đang cố ăn thật nhanh để còn xem ti vi, điều đó là không nên vì cần phải ăn từ tốn, nhai kĩ để tránh đau dạ dày.

+ Nhóm 5 (hình 7): Bạn sau khi đi vệ sinh xong đã rủa tay ngay để phòng tránh ô nhiễm và giữ cho bàn tay luôn sạch sẽ.

+ Nhóm 6 (hình 8): 1 bạn đang chỉ cho bạn còn lại rằng quanh quầy bán nước mía có ruổi, không nên uống vì sẽ gây hại cho sức khỏe và tránh ngộ độc thực phẩm.

- Đại diện HS các nhóm lên trình bày bức hình của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tìm hiểu và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi chép

- HS lắng nghe và ghi nhớ nhiệm vụ


=> Xem toàn bộ Giáo án Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án TNXH 3 kết nối bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ, GA word TNXH 3 kntt bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ, giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 19: Chăm sóc và bảo vệ cơ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC