Soạn giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án TNXH 3 bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên.
  • Giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động công nghệ.
  • Năng lực tự nhiên xã hội:
  • Năng lực nhận thức tự nhiên xã hội: Sưu tầm thông tin và giới thiệu được (bằng lời hoặc kết hợp lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  • Năng lực sử dụng tự nhiên xã hội: Làm việc nhóm, xây dựng sản phẩm học tập để giới thiệu về địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống liên quan đến cách ứng xử để thể hiện sự tôn trọng và ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
  • Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, sự tôn trọng và có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV Tự nhiên xã hội 3, SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh ảnh hoặc video và thông tin về một/một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương (cấp tình/thành phố)
  • Tranh ảnh về một số việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tự nhiên xã hội 3.
  • Tranh ảnh, thông tin về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn tranh đoán địa danh”.

- GV phổ biến trò chơi: GV lần lượt chiếu hình 6 địa danh nổi tiếng lên màn hình. HS quan sát và trả lời tê địa danh đó. Ai trả lười nhanh và đúng nhất sẽ được tuyên dương.

  

- GV nhận xét và đặt câu hỏi cho HS: Em đã từng đi tham quan ở đâu? Kể về điều em thích nhất ở nơi đó.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt: Đất nước Việt Nam chúng ta có rât nhiều di tích lịch sử và danh làm thắng cảnh nổi tiếng. Vì vậy hôm nay, cô sẽ cùng các em sẽ đi tìm hiêu và tham quan.thêm nhiều địa điểm nổi tiếng hơn nữa để tích lũy cho mình nhiều hiểu biết có ích và hấp dẫn với bài học – Bài 11. Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nêu tên di tích lịch sử - văn hóa, hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

a. Mục tiêu: HS nhận biết và nêu được tên di tích lịch sử - văn hóa, hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, quan sát và chọn một trong số các hình 1 đến 4 và thảo luận để trả lời câu hỏi: Cho biết ở nơi đó có những gì?

 

- GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại giữa 2 bạn nhỏ trong SGK để biết cách hỏi và trả lời.

- GV yêu cầu HS lần lượt chọn một địa danh và trả lời câu hỏi đặt ra.

- GV mời một số nhóm cử đại diện trình bày trước lớp và chỉnh sửa cho HS.

- GV nhận xét và chốt ý:

 

Hoạt động 2: Giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên

a. Mục tiêu: HS giới thiệu được (bằng lời) một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Kể tên một số di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.

- GV mời HS nêu câu trả lời trước lớp

 

- GV nhận xét và chốt lại thông tin.

- GV cho HS đọc mục Em có biết

- GV chiếu cho HS xem video để bổ sung thêm thông tin về 8 di sản thế giới tại Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=LkIUDRKPAIo

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS tự tin, giới thiệu được một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và phân mỗi nhóm thảo luận, lựa chọn thông tin, hình ảnh để giới thiệu về một địa danh ở địa phương theo các yêu cầu sau:

+ Nối tên và địa điểm của địa danh đó

+ Ở đó có những gì?

+ Mô tả địa danh và nói điều em thích nhất ở đó

- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hình 5 để biết cách sử dụng hình ảnh cho hoạt động giới thiệu của nhóm.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp

 

- GV nhân xét, giời thiệu thêm một/một vài di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS giới thiệu về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho người thân hoặc những người xung quanh.

- GV yêu cầu HS mang các nội dung, tranh ảnh,... thu thập được theo phân công thực hiện dự án từ bài 9 đến lớp để tiếp tục thực hiện sản phẩm dự án đó.

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi

 

- HS quan sát hình và trả lời:

+ Hình 1: Thung lũng Sa Pa

+ Hình 2: Cầu Rồng Đà Nẵng

+ Hình 3: Động Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình)

+ Hình 4: Hồ Gươm (Hà Nội)

+ Hình 5: Biển Phú Quốc

+ Hình 6: Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

 

- Một số HS chía sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe và bổ sung

 

 

- HS chăm chú lắng nghe

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận theo nhóm đôi.

 

 

 

- HS quan sát hình, đọc đoạn hội thoại với bạn bên cạnh

 

 

- HS lựa chọn và viết câu trả lời

 

- HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

 

 

- HS nêu câu trả lời trước lớp, các HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát và đọc thầm

 

 

 

- HS quan sát và ghi chép

 

- HS thảo luận, lựa chọn và trả lời câu hỏi. Khi mô tả, mỗi HS ó thể nói về các điều yêu thích ở địa danh khác nhau.

 

- HS quan sát, đọc thông tin.

 

- HS nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- HS quan sát và ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ

 

- HS lắng nghe và tiếp thu


=> Xem toàn bộ Giáo án Tự nhiên xã hội 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án TNXH 3 kết nối bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa, GA word TNXH 3 kntt bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa, giáo án TNXH 3 kết nối tri thức bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán

CÁCH đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC