Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 30 Những ngọn hải đăng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3 Bài 30 Những ngọn hải đăng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 30: NHỮNG NGỌN HẢI ĐĂNG
(4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Cảm nhận được những khó khăn, vất vả và tinh thần lao động quên mình của những người canh giữ hải đăng; nhận biết được những thông tin đáng chú ý trong bài đọc. Tìm được ý chính của từng đoạn trong bài, nhận biết cách sắp xếp thông tin trong văn bản.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bài Những ngọn hải đăng.
- Viết đúng chữ viết hoa M, N cỡ nhỏ, viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa M, N.
- Nhận biết được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động trong văn bản, biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về sự vật, hoạt động được nói đến trong văn bản.
- Bước đầu nhận biết cách viết một lá thư cho người thân.
- Đọc mở rộng theo yêu cầu (tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về một nhân vật được mọi người quý mến, cảm phục).
- Phẩm chất
- Hình thành và phát triển tình cảm đối với những người có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc, tranh ảnh về những người làm việc ở biển đảo ; tranh ảnh về Mũi Né.
- Clip hướng dẫn viết chữ hoa M, N cỡ nhỏ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1: ĐỌC |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS nhớ lại các bài đã học ở SGK Tiếng Việt 2 nói về những người canh giữ biển đảo của Tổ quốc như: Thư gửi bố ngoài đảo và những câu chuyện, bài thơ, bài văn khác đã đọc. - GV yêu cầu HS: + Nêu công việc họ đã làm, những khó khăn họ phải đương đầu và vượt qua. + Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em đối với những người canh giữ biển đảo của Tổ quốc. - GV mời 2 HS phát biểu. - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc và giới thiệu: Ngọn hải đăng trên biển rất quan trọng, do đó việc giữ ngọn hải đăng để nó luôn sáng củng vô cùng quan trọng. Vì sao vậy? Bài đọc hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó. Các em hãy đọc và tìm hiểu nội dung văn bản để thu nhận được các thông tin quan trọng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bài Những ngọn hải đăng. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài, đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ cung cấp thông tin quan trọng của VB: tầm quan trọng của ngọn hải đăng, về khó khăn, nguy hiềm, vất vả,... của những người canh giữ hải đăng. - GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai (VD: lạc đường, điện năng lượng mưa nắng, biển lặng...) + Nghĩa của từ ngữ “định hướng”, “điện năng lượng mặt trời” theo cách giải thích trong SGK: § Định hướng: xác định phương hướng. § Điện năng lượng mặt trời: là nguồn điện được tạo ra từ ánh sáng mặt trời. + Nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu: dấu chấm, dấu phây. + Đọc các câu dài: § Hải đăng/ hay đèn biển,/ là ngọn tháp được thiết kê/ để chiếu sáng bằng hệ thống đèn,/ giúp tàu thuyền định hướng đi lại giữa đại dương. § Với lòng yêu nghề,/ yêu biển đảo quê hương,/ họ đã vượt qua bao khó khăn,/ gian khổ nơi biển khơi xa vắng,/ góp sức mình bảo vệ vùng biển,/ vùng trời của Tổ quốc. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (bài đã thể hiện rõ 3 đoạn) trước lớp.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 em/nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1-2 lượt. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Những ngọn hải đăng. b. Cách thức tiến hành: - GV đưa câu hỏi dẫn dắt: Bài đọc giới thiệu những gì về ngọn hải đăng? - GV mời 1 – 2 HS trả lời. - GV nhận xét, chốt: Hải đăng là đèn biển, là ngọn tháp được thiết kế để chiếu sáng bằng hệ thống đèn ở ngoài biển.
Câu 1. - GV nêu yêu cầu câu hỏi 1: Nêu ích lợi của những ngọn hải đăng. - GV dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời rồi mời HS phát biểu trước lớp. - GV nhận xét, chốt: Hải đăng phát sáng trong đêm giúp tàu thuyến định hướng đi lại giữa đại dương. Chỉ cần nhìn thấy ánh sáng hải đăng, người đi biển sẽ cảm thấy yên tâm, không lo lạc đường. Câu 2. - GV nêu câu hỏi 2: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng gì?. - GV mời 2 – 3 HS trả lời. - GV nhận xét, chốt: Những ngọn hải đăng được thắp sáng bằng điện năng lượng mặt trời. Đó là nguồn điện được tạo ra từ việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện. - GV giải thích thêm: Vào những đợt mưa bão dài ngày, năng lượng yếu thì phải lập tức thay thế bằng máy phát điện. Câu 3. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Những người canh giữ hải đăng phải làm việc vất vả ra sao? Em có suy nghĩ gì về công việc của họ?. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện để tìm đáp án: + Làm việc cá nhân, tìm câu trả lời. + Làm việc theo cặp hoặc nhóm: Từng cá nhân nêu ý kiến (nêu câu trả lời của mình), cả nhóm góp ý, thống nhất câu trả lời đúng. - GV mời 1 HS đọc lại đoạn 2. - GV mời 2 HS dựa vào đoạn 2 bạn vừa đọc, trả lời về sự vất vả trong công việc của những người canh giữ hải đăng. - GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: + Để tàu thuyền đi lại trên biển không bị mất phương hướng, những ngọn hải đăng không bao giờ được tắt. Những người làm nhiệm vụ canh giữ hải đăng phải làm việc suốt ngày đêm, bất kể nắng hay mưa, mùa biển lặng hay bão tố,... Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét, bảo dưỡng. Họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố để giữ được ánh sáng của hải đăng. - GV nêu câu hỏi: Các em có suy nghĩ gì về công việc của họ?.GV dành thời gian cho HS suy nghĩ trước khi trả lời. - GV yêu cầu mỗi HS trả lời câu hỏi bằng 1-2 câu, mời nhiều em phát biểu. GV khích lệ, khen ngợi các ý kiến thể hiện suy nghĩ chân thực của các em.
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS. GV chốt: Công việc của những người canh giữ hải đăng vô cùng vất vả, hiểm nguy. Làm tốt công việc đó, những người canh giữ hải đăng đã chứng tỏ tình yêu với biển đảo, với đất nước. Câu 4. Sắp xếp các ý theo trình tự bài đọc. - Ca ngợi những người canh giữ hải đăng - Vai trò của những ngọn hải đăng - Công việc của những người canh giữ hải đăng - GV yêu cẩu HS tự đọc yêu cầu, suy nghĩ để sắp xếp các ý đã cho theo trật tự 3 đoạn trong bài đọc, sau đó phát biểu, trao đổi theo cặp. - GV mời 3 - 4 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét. - GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng: (1) - Vai trò của những ngọn hải đăng (2) - Công việc của những người canh giữ hải đăng (3) - Ca ngợi những người canh giữ hải đăng Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài đọc Những ngọn hải đăng. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. |
- HS nhớ lại các bài đã học ở SGK Tiếng Việt 2.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- 2 HS phát biểu. - HS lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài học.
- HS đọc thầm theo.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và đọc theo.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.
- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ để trả lời.
- 1 – 2 HS trả lời trước lớp. - HS quan sát, lắng nghe.
- HS nghe GV đọc câu hỏi 1. - Một số HS phát biểu ý kiến. - HS lắng nghe.
- HS nghe GV nêu câu hỏi 2. - 2 – 3 HS phát biểu. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- 1 HS đọc lại đoạn 2. - 2 HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.
- Nhiều HS phát biểu. VD: Công việc của những người canh giữ hải đăng là công việc vất vả, gian khổ, đòi hỏi sự sẵn sàng 24/24 nhưng cũng là công việc đầy ý nghĩa. - HS lắng nghe.
- HS trao đổi theo cặp để hoàn thành yêu cầu của câu hỏi 4. - 3 - 4 HS phát biểu trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét. - HS lắng nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe. |
TIẾT 2 : VIẾT |
|
Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa a. Mục tiêu: Viết đúng chữ viết hoa M, N cỡ nhỏ. b. Cách thức tiến hành: - GV nêu tên bài học: Ôn chữ viết hoa M, N. GV lưu ý HS nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2. - GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ viết hoa M, N (link hướng dẫn viết chữ hoa M: https://www.youtube.com/watch?v=ggsTlqzGa_A , link hướng dẫn viết chữ hoa N: https://www.youtube.com/watch?v=n_lzx8UFlNQ). - GV yêu cầu HS viết chữ hoa M, N ra nháp trước khi viết vào vở ô li.
- GV yêu cầu HS viết chữ hoa M, N (mỗi chữ 2 dòng) vào vở. - GV nhận xét chữ viết của HS. Hoạt động 2: Viết ứng dụng a. Mục tiêu: Viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng có chữ viết hoa M, N. b. Cách thức tiến hành: 1. Viết tên riêng - GV mời 1 HS đọc tên riêng: Mũi Né.
- GV cung cấp thông tin hoặc giới thiệu về Mũi Né và chỉ trên bản đổ Việt Nam đề HS dễ hình dung vị trí: Mũi Né là một địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. - GV yêu cầu HS viết tên riêng Mũi Né vào vở. 2. Viết câu - GV giới thiệu câu ứng dụng: Đây là câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của Đổng Tháp Mười – vùng đất thuộc miền Tây Nam Bộ nước ta. Đó là vùng đất rộng mênh mông, sông nước dạt dào, có nhiều tôm cá. - GV đọc câu ứng dụng: Đồng ĩháp Mười cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm. (Ca dao) - GV nhắc HS: + Trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa Đ, T, M, N. + Viết đúng các chữ như Nước, lóng lánh. + Lưu ý cách viết lùi đầu dòng của thơ. - GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.
- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.
- GV lựa chọn một số bài viết của HS chiếu lên màn hình để nhận xét, sửa chữa. GV động viên những HS viết đẹp, tiến bộ. |
- HS lắng nghe, lưu ý.
- HS quan sát clip hướng dẫn chữ viết hoa M, N.
- HS viết chữ hoa M, N ra nháp trước khi viết vào vở ô li. - HS viết chữ viết hoa M, N theo yêu cầu vào vở. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc tên riêng trước lớp. - HS quan sát, lắng nghe.
- HS viết tên riêng Mũi Né vào vở. - HS lắng nghe.
- HS đọc thầm câu ứng dụng theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS viết câu ứng dụng vào vở. - HS góp ý cho nhau theo cặp. - HS quan sát, lắng nghe. |
Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 30 Những ngọn hải đăng, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 30 Những ngọn hải đăng, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 30 Những ngọn hải đăng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác