Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 22 Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3Bài 22 Sự tích ông Đùng, bà Đùng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 22: SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được những việc ông Đùng, bà Đùng đã làm giúp dân. Hiểu suy nghĩ, tình cảm của tác giả với ông Đùng, bà Đùng - những người có công lao lớn đối với đất nước trong việc chinh phục tự nhiên. Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: giải thích tại sao dòng sông Đà ngoằn ngoèo và có nhiều ghềnh thác.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Nhận biết công dụng của dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang và biết cách sử dụng dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang.
  • Ôn chữ viết hoa Y thông qua viết ứng dụng (tên riêng: Nam Yết và câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Viết 2-3 câu nêu lí do yêu thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.
  1. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với quê hương, đất nước; giáo dục lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước trong lịch sử.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Sự tích ông Đùng bà Đùng.
  • Clip viết chữ hoa Y cỡ nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn: Quan sát tranh minh hoạ, cho biết hai người trong tranh đang làm gì.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận, trao đổi trong nhóm.

 

- GV nhận xét, chốt: Hai người trong tranh là những người khổng lồ và họ đang làm những việc rất lớn lao: vác núi, bê núi, san đất.

- GV dẫn sang phần Đọc: Trên đây dựa vào tranh minh hoạ, chúng ta đã có những suy đoán ban đầu vế công việc của hai người trong tranh. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Sự tích ông Đùng, bà Đùng để xem hai nhân vật này là ai nhé.

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Sự tích ông Đùng, bà Đùng. Biết đọc diễn cảm lời của người kể chuyện phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm lời của người kể chuyện khi nói về những hành động, việc làm, kết quả đạt được của ông Đùng, bà Đùng).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai: xửa, xưa, lõm, chằng, chịt, san, rộng, rãi, ngoằn, ngoéo,..

+ Ngắt đúng ở câu dài: Chỉ một ngày,/ ông bà đã nhổ cầy,/ san đất,/ làm thành cánh đồng bằng phẳng/ rộng rãi,/ lấy chỗ cho dân ở/ và cày cấy.//.

+ Đọc diễn cảm một số lời của người kể chuyện khi nói về những hành động, việc làm, kết quả đạt được của ông Đùng, bà Đùng hay nói về đặc điểm của con sông Đà:

§  Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.;

§  Ổng Đùng lom khom dùng tay bới đất đẳng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau.;

§  Vì thế, sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ..

- GV mời 1 HS chia đoạn bài đọc.

 

- GV nhận xét, chốt chia bài đọc thành 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến ông bà khổng lồ;

+ Đoạn 2: tiếp đến cày cấy;

+ Đoạn 3: tiếp đến ngày nay;

+ Đoạn 4: phẩn còn lại.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn (mỗi HS đọc một đoạn) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm.

- GV mời 5 HS đọc các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ để cả lớp hiểu các từ ngữ khó:

+ Mường Bi: địa danh thuộc huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

+ Chằng chịt: (cây cối) đan vào nhau dày đặc và không theo hàng lối nhất định.

+ Ra tay: bắt đầu làm để tỏ rõ khả năng, tài trí của mình.

+ Hì hụi: dáng vẻ cặm cụi, làm việc gì đó một cách khó nhọc, kiên nhẫn.

+ Ghềnh: chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá nằm chắn ngang, làm nước dồn lại và chảy xiết.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS /nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Sự tích ông Đùng bà Đùng.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?.

 

 

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó làm việc cá nhân, chuẩn bị trả lời trước lớp.

- GV mời 2 HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Ông Đùng, bà Đùng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.

Câu 2.

- GV nêu câu hỏi 2: Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo bàn để thống nhất câu trả lời.

- GV mời một số nhóm phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Ông bà đã nhổ cây, san đất. Tiếp đó, ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng hì hụi vét đất đằng sau làm một con đường dẫn nước.

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, đầy đủ.

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi 3: Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

 

- GV mời đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.

 

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị, sau đó thống nhất câu trả lời: Ông bà Đùng làm thành cánh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy. Còn con đường ông bà đào bới, nước chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi tạo thành con sông Đà.

Câu 4.

- GV mời 1 - 2 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, ông Đùng, bà Đùng có những phẩm chất tốt đẹp nào?.

 

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp: Từng bạn trao đổi theo cặp/ nhóm, thảo luận nói về những phẩm chất tốt đẹp của ông Đùng, bà Đùng. GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV mời đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị. GV thống nhất kết quả: chăm chỉ, chịu khó, thông minh, không ngại khó khăn, vất vả, xả thân vì cộng đồng,...

Câu 5.

- GV mời 2 – 3 HS đọc câu hỏi: Câu chuyện đã giải thích điều gì về con sông Đà ngày nay?

 

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn theo các bước:

+ Làm việc cá nhân: đọc câu hỏi 5, dự kiến câu trả lời.

+ Làm việc nhóm: từng cá nhân nêu ý kiến.

- GV mời một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn. GV yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.

 

 

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, thú vị. GVthống nhất kết quả: Câu hỏi có đáp án mở, nhưng các em có thể nói như sau: Câu chuyện đã giải thích về đặc điềm ngoằn ngoèo, có nhiều thác ghềnh (trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh) của con sông Đà ngày nay.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Sự tích ông Đùng bà Đùng.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc diễn cảm cả bài đọc.

- GV yêu cầu HS tập đọc diễn cảm theo GV.

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp kết quả thảo luận, trao đổi trong nhóm.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- HS nghe GV hướng dẫn và đọc theo GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS chia đoạn bài đọc. Cả lớp nghe và nhận xét.

- HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.

 

 

 

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp. Cả lớp theo dõi.

- 5 HS đọc các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

- HS tự đọc nhẩm bài một lượt.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 1 theo GV: Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?

- HS chuẩn bị trả lời trước lớp.

- 2 HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 2 theo GV.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- Một số nhóm phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- Đại diện một số nhóm phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- 1 – 2 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
 Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS thống nhất câu trả lời cùng GV.

 

 

 

- 2 – 3 HS đọc câu hỏi trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- Một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn. Cả lớp nghe, nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

- HS tập đọc diễn cảm theo GV.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: VIẾT

Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Ôn chữ viết hoa Y thông qua viết ứng dụng (tên riêng: Nam Yết và câu: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu tên bài học: Ôn chữ viết hoa Y.

- GV nói rõ với HS: Các em cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2.

- GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ hoa Y cỡ nhỏ. (Link:

https://www.youtube.com/watch?v=sQFjlAs9IQg)

GV hướng dẫn:

+ Cấu tạo: Cao: 4 li (2,5 li trên và 1,5 li dưới). Rộng: 2,5 li. Gồm 2 nét là nét móc hai đầu (giống chữ hoa U) và nét khuyết dưới.

+ Cách viết:

§  Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 3. Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 1 và đường kẻ 2.

§  Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên giữa đường kẻ 3 và 4 rồi chuyển hướng ngược lại để viết nét khuyết ngược (kéo dài xuống đường kẻ 2 và đường kẻ 3 phía dưới). Dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2 (bên trên).

- HS viết chữ viết hoa Y vào vở Tập viết (3 dòng).

Hoạt động 2: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Viết 2 – 3 câu nêu lí do yêu thích nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

b. Cách thức tiến hành:

1. Viết tên riêng:

- GV mời 1 HS đọc tên riêng: Nam Yết.

 

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Nam Yết vào vở.

2. Viết câu:

- GV mời 1 HS đọc câu ứng dụng: Đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- GV nhắc HS trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa Đ, N, Y, T, S, V. GV lưu ý HS viết đúng chính tả các chữ như Yết, quần, Trường,...

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.

 

- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.

 

- GV lựa chọn một số bài viết của HS chiếu lên màn hình để nhận xét, sửa chữa.

 

- GV động viên những HS viết đẹp, tiến bộ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết chữ hoa Y vào vở Tập viết.

 

 

 

 

- 1 HS đọc tên riêng, cả lớp đọc thầm theo.

- HS viết tên riêng vào vở.

 

- 1 HS đọc câu ứng dụng. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, lưu ý.

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS quan sát, lắng nghe, nhận xét, sửa chữa cùng GV.

- HS lắng nghe.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 22 Sự tích ông Đùng, bà Đùng, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 22 Sự tích ông Đùng, bà Đùng, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 22 Sự tích ông Đùng, bà Đùng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC