Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 18 Núi quê tôi

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3Bài 18 Núi quê tôi sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: NÚI QUÊ TÔI

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết vể phong cảnh của một vùng quê với vẻ đẹp của ngọn núi được tô điểm bởi nhiều màu xanh của các sự vật. Cảm nhận được tình yêu quê hương của tác giả qua cách miêu tả ngọn núi quê hương.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Núi quê tôi. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước, VD bài Cửa Tùng-, biết chia sẻ các thông tin chính của bài đọc và những cảm xúc, suy nghĩ của mình về nội dung bài đọc.
  • Nhận diện được những từ ngữ có nghĩa giống nhau. Tìm được các từ ngữ có nghĩa giống với các từ cho trước. Đặt được câu văn có hình ảnh so sánh.
  • Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật quê hương. Ôn lại chữ viết hoa V, X thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).
  1. Phẩm chất

- Hiểu biết về cảnh đẹp của quê hương, từ đó thêm yêu quý, tự hào vế quê hương, đất nước, có ý thức bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp đó.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Núi quê tôi.
  • Tranh minh họa BT 2 phần Luyện từ và câu, BT 1 phần Luyện viết đoạn.
  • Clip viết chữ hoa V, X cỡ nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động khởi động: Cùng bạn hỏi - đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh.

- GV mời 2-3 HS lần lượt chỉ vào tranh để giới thiệu trước lớp.

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS, sau đó giới thiệu bài đọc: Hôm nay, chúng ta cùng đọc bài Núi quê tôi để biết tác giả miêu tả phong cảnh ở quê hương đẹp như thế nào nhé...

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Núi quê tôi. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai (VD: xanh thẫm, lá tre, che rợp, rười rượi,...).

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Từ xa xa,/ trên con đường đất đỏ chạy về làng,/ tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi/xanh thẫm trên nền trời mây trắng.//; Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên/ đang hướng mặt về phía biển.//; Lá bạch đàn,/ lá tre xanh tươi/ che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi.//

+ Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV chia đoạn bài đọc cho HS:

+ Đoạn 1: từ đầu đến nền trời mây trắng;

+ Đoạn 2: tiếp theo đến một giếng đá;

+ Đoạn 3: phần còn lại

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3, mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Núi quê tôi.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Tìm trong bài câu văn:

+ Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông

+ Tả ngọn núi vào mùa hè.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng: Về cuối thu sang đông trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng loá của cơn dông cả ngọn núi hiện ra xanh mướt.

Câu 2.

- GV nêu yêu cầu câu 2, sau đó mời 2 HS đọc từ ngữ ở 2 cột: Chọn từ ngữ có tiếng “xanh”phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.

bóng núi

 

xanh tươi

ngọn núi

 

xanh thẳm

lá bạch đàn, lá tre

 

xanh tốt

vườn chè

 

xanh mướt

- GV hướng dẫn HS:

+ Làm việc cá nhân: đọc thầm bài văn, chọn phương án trả lời mình cho là đúng.

+ Làm việc cặp: từng cá nhân nêu ý kiến (nêu cách kết hợp của mình).

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng nối các từ ngữ ở 2 cột theo phương án đã chọn.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng:

+ bóng núi – xanh thẫm

+ ngọn núi – xanh mướt

+ lá bạch đàn, lá tre – xanh tươi

+ vườn chè, vườn sắn – xanh tốt

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi 3 và yêu cầu HS làm việc theo cặp: Tìm trong bài những câu văn có hĩnh ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời và nhận xét.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Những câu văn có hình ảnh so sánh trong bài: Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng; Lá cây bay như làn tóc tiên của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển.

Câu 4.

- GV nêu câu hỏi 4: Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê mình?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp về câu trả lời của mình.

- GV mời 3 - 4 HS phát biểu trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Từ xa xa, tác giả nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo, ngửi thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai toả khói.

Câu 5.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu câu 5: Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, từng em phát biểu ý kiến.

 

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến trước lớp. GV khuyến khích HS trình bày ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét, khen ngợi một số cảm nghĩ hay. VD:

+ Sau khi đọc bài Núi quê tôi, em thấy tác giả là một người rất tinh tế và có tình cảm sâu sắc với quê hương.

+ Sau khi đọc bài Núi quê tôi, em cũng nghĩ đến những vùng núi mà mình đã đi qua. Khung cảnh ở đó rất đẹp và thanh bình.

+ ...

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Núi quê tôi.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc diễn cảm cả bài.

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- 2 – 3 HS lần lượt chỉ vào tranh để giới thiệu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

- HS nghe GV đọc và đọc theo GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đánh dấu các đoạn vào SGK bằng bút chì.

 

 

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.

- HS làm việc cá nhân.

 

- 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- 2 – 3 HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 2 HS đọc từ ngữ ở 2 cột của câu hỏi 2. Cả lớp đọc thầm câu hỏi theo GV và 2 bạn đọc mẫu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- Đại diện một số cặp lên bảng nối các từ.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Đại diện các nhóm trả lời. Cả lớp nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi theo GV.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- 3 - 4 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu câu 5, cả lớp đọc thầm theo.

- HS trao đổi theo cặp, từng em phát biểu ý kiến.

- Một số HS phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại cả bài, cả lớp đọc thầm theo.

TIẾT 2: VIẾT

Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Viết đúng chữ viết hoa V, X cỡ nhỏ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu tên bài học: Tiết học này chúng ta sẽ ôn chữ viết hoa V, X. GV nói rõ với HS: Các em cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2.

- GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ V, X. (Link hướng dẫn viết chữ hoa V: https://www.youtube.com/watch?v=_MgOIn2ccmY; link hướng dẫn viết chữ hoa X: https://youtu.be/f7a7XRNUCX0)

- GV hướng dẫn HS:

+ Chữ hoa V:

§  Cấu tạo: Cao: 2,5 li. Rộng: 2,5 li. Gồm 3 nét chính (nét 1 kết hợp nét cong trái và lượn ngang; nét 2 là nét thẳng đứng, hơi lượn ở hai đầu nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải, lượn ở phía dưới).

§  Cách viết:

Ø Nét 1 (đặt bút bên trên đường kẻ ngng 3 một chút, viết nét cong trái rồi lượn ngang, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 3 và 4.

Ø Nét 2 (từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút đi xuống để viết nét thẳng đứng, lượn ở hai đầu nét lượn dọc, đến đường kẻ 1 thì dừng lại)

Ø Nét 3 (từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút, viết nét móc xuôi phải, dừng bút trên đường kẻ ngang 3 một chút.

Ø Chú ý: Giữa nét 2 và nét 3 có khoảng cách vừa phải (không quá hẹp hoặc quá rộng).

+ Chữ hoa X:

§  Cấu tạo: Cao: 2,5 li. Rộng: 2 li. Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản (2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên).

§  Cách viết:

Ø Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, viết nét móc hai đầu bên trái, dừng bút ở gần đường kẻ ngang 1.

Ø Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên (lượn) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, dừng bút trên điểm giữa đường kẻ ngang 3 và 4.

Ø Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa V, X vào vở Tập viết, mỗi chữ 2 – 3 dòng.

Hoạt động 2: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng có chữ viết hoa V, X.

b. Cách thức tiến hành:

1. Viết tên riêng:

- GV mời 1 HS đọc tên riêng: Vạn Xuân

 

 

- GV giới thiệu cho HS biết tên gọi trước đây của nước ta là Vạn Xuân.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Vạn Xuân vào vở.

2. Viết câu:

- GV đọc câu ứng dụng trước lớp:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

(Ca dao)

- GV nhắc HS trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa G, T, V X. Lưu ý HS viết đúng chính tả các chữ như trúc, chuông,...

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.

 

- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.

 

- GV lựa chọn một số bài viết của HS chiếu lên màn hình, để nhận xét, sửa chữa. GV động viên những HS viết đẹp, tiến bộ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết chữ hoa V, X vào vở.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc tên riêng trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

- HS viết tên riêng Vạn Xuân vào vở.

- HS đọc thầm câu ứng dụng.

 

 

- HS lắng nghe, lưu ý.

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS lắng nghe.


=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 18 Núi quê tôi, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 18 Núi quê tôi, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 18 Núi quê tôi

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán

CÁCH đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC