Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 15 Thư viện

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3 Bài 15 Thư viện sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: THƯ VIỆN

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được các nhân vật, hành động, việc làm, cảm xúc của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn truyền tải qua câu chuyện: Thư viện với những chiếc giá đầy ắp sách luôn là một nơi đến tuyệt vời đối với các bạn học sinh.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Thư viện. Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Kể được câu chuyện Mặt trời mọc ở đằng...tây!
  • Viết được một đoạn trong câu chuyện Thư viện (dưới hình thức nghe - viết). Viết đúng chính tả ch/ tr hoặc ân/ âng.
  1. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển tình yêu với trường lớp, với các hoạt động trong trường; có hứng thú học tập, đọc sách; biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh phần Khởi động, tranh minh họa bài đọc Thư viện.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Bước 1: Đọc yêu cầu (Giới thiệu với bạn về nơi đọc sách mà em yêu thích).

+ Bước 2: Cả nhóm cùng quan sát 3 tranh gợi ý. Mỗi bạn sẽ tự nghĩ về nơi đọc sách mình yêu thích và nêu ý kiến riêng trong nhóm. Các bạn khác lắng nghe, hỏi thêm thông tin hoặc nhận xét, góp ý.

+ Bước 3: Nêu lý do em thích nơi đó và miêu tả về nó (Nó nằm ở đâu? Bên ngoài trông như thế nào? Bên trong trông như thế nào? Em có thường xuyên đến đó hay không?)

- GV khuyến khích HS: Em có thể nói về bất cứ nơi nào mà bản thân cảm thấy thoải mái khi đọc sách. Có thể là ở góc học tập, trên giường ngủ, trên ghế sô pha, trong phòng làm việc của bố mẹ, ở hiên nhà, ở ngoài vườn,...

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

 

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc và nêu nội dung tranh.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt: Tranh vẽ một thư viện đầy ắp sách đủ màu sắc. Trong thư viện có rất nhiều bạn học sinh, có bạn đứng, có bạn
 ngồi đọc sách. Các bạn đều đang rất chăm chú và vui vẻ.

- GV giới thiệu khái quát câu chuyện Thư viện: Hôm nay các em sẽ đọc câu chuyện Thư viện. Câu chuyện cho các em biết về sự hào hứng của các bạn học sinh khi trường có một thư viện mới. Các em hãy cùng đọc để hình dung ra thư viện của các bạn và hiểu niềm vui của các bạn ấy.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Thư viện. Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài, giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở chỗ lời nói trực tiếp của các nhân vật.

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: thoải mái, lớp học, sôi nổi, một nửa, quang cảnh,...).

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài. VD: Nếu ở nhà có sách gì/ các em muốn bạn khác cùng đọc,/ hãy mang đến đây.; Quang cảnh thư viện lúc này/ hệt như một toa tàu điện đông đúc/ với những hành khách đứng ngồi để đọc sách,/ trông đến là ngộ.;...

+ Đọc diễn cảm lời của thầy hiệu trưởng.

 

 

- GV hướng dẫn chia đoạn để đọc nối tiếp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ngay tại đó nữa.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thật nhiều sách vào.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn đã chia trước lớp để làm mẫu.

- GV yêu cầu HS:

+ Làm việc nhóm (3 em/ nhóm): Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

+ Làm việc cá nhân: Sau khi đọc trong nhóm, mỗi bạn tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Thư viện.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi: Đến trường sau kì nghỉ, các bạn học sinh đã phát hiện ra điểu gì tuyệt vời?

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời và mời HS xung phong trả lời.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Các bạn học sinh phát hiện ra một căn phòng mới đã biến thành thư viện.

Câu 2.

- GV nêu câu hỏi 2: Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh làm những việc gì?

đọc sách theo lớp

thoải mái vào thư viện

mượn sách về đọc và trả lại

mang sách của mình đến thư viện

phải ngồi ghế khi đọc sách

có thể đọc bất kì quyển sách nào

- GV nêu câu hỏi, hướng dẫn HS trao đổi trong nhóm:

+ Mỗi bạn tự đọc thầm lại lời nói của thầy hiệu trưởng.

+ Tìm các chi tiết dặn dò HS trong lời nói của thầy hiệu trưởng và đối chiếu với các phương án cho sẵn trong sách, loại trừ các đáp án không chính xác.

- GV yêu cầu các nhóm viết đáp án ra bảng và giơ lên khi có hiệu lệnh.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh: thoải mái vào thư viện, mượn sách về đọc và trả lại, mang sách của mình đến thư viện, có thể đọc bất kì quyển sách nào.

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi phụ để tìm hiểu trước khi trả lời câu hỏi chính: Các em có biết tàu điện không?.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV giải thích thêm về tàu điện, cho HS xem hình ảnh về tàu điện: Ở một số nước, tàu điện là phương tiện giao thông công cộng phổ biến. Tàu điện trông giống như tàu hoả, gồm nhiều toa, chạy rất nhanh trên đường ray riêng trong thành phố để chở khách. Tàu điện có thể chạy trên cao hoặc trong lòng đất.

- GV nêu câu hỏi 3 và mời HS xung phong phát biểu: Vì sao bạn nhỏ thấy quang cảnh thư viện trông giống như một toa tàu điện đông đúc?.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời một số HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

 

- GV thống nhất câu trả lời: Vì có người đứng, người ngối để đọc sách, giống như những hành khách đứng ngồi trên tàu điện.

Câu 4.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Các bạn học sinh cảm thấy thế nào khi có thư viện mới?.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

 

- GV thống nhất đáp án: Các bạn cảm thấy rất háo hức, vui vẻ.

- GV hỏi thêm, mời 2 HS trả lời nhanh: Những chi tiết nào thể hiện điều đó?.

- GV chốt: Những chi tiết thể hiện sự háo hức, vui vẻ của các bạn:

+ Các bạn hò reo vui sướng vì phát hiện ra một điều tuyệt vời;

+ Các bạn sôi nổi chọn sách;

+ Bạn nào đến trường cũng háo hức ghé vào thư viện;

+ Ai cũng vui lắm.

Câu 5.

- GV nêu yêu cầu câu 5: Nói về thư viện mà em mơ ước.

- GV yêu HS suy nghĩ về thư viện mình mơ ước và chuẩn bị trao đổi theo cặp: Lần lượt từng bạn trình bày về thư viện mơ ước. Bạn còn lại nghe và hỏi đáp để tìm thêm thông tin.

- GV mời 3 – 4 HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nói càng nhiều điều về thư viện mơ ước của mình càng tốt, HS cũng có thể vẽ tranh về thư viện mơ ước và tưởng tượng ra những điếu độc đáo về thư viện. GV gợi ý: Thư viện nằm ở đâu? Thư viện trông như thế nào (to hay nhỏ? màu sắc gì? có mấy tầng?,...)? Thư viện có những loại sách gì? Thư viện có điếu gì đặc biệt?,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV khen ngợi các HS nói rõ ràng, có ý tưởng hay, độc đáo.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài Thư viện.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: đọc lại toàn bộ bài.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp trước lớp, yêu cầu cả lớp theo dõi để nhận xét.

 

- GV mời một số HS nhận xét về việc đọc của các bạn.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

- Các nhóm nghe và thực hiện.

 

- HS nghe và thực hiện.

 

- Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp.

- HS quan sát, nêu nội dung tranh minh họa. VD: Tranh vẽ một thư viện có rất nhiều sách. Các bạn học sinh đang vào thư viện tìm và đọc sách.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- HS phát âm theo GV.

 

- HS đọc câu dài, ngắt giọng theo GV.

 

 

 

- HS đọc diễn cảm lời của thầy hiệu trưởng theo GV.

- HS đánh dấu bằng bút chì vào sách.

 

 

- 3 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

- 3 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- 2 - 3 HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nghe và thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm giơ bảng đáp án.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời.

- HS lắng nghe.

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe câu hỏi, phát biểu. VD: Bạn nhỏ thấy quang cảnh thư viện trông giống như một toa tàu điện đông đúc vì các bạn vào thư viện đọc quá đông, bàn ghế chỉ đủ cho một nửa số học sinh, những bạn còn lại đành phải đứng đọc.

- Một số HS khác nhận xét và góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS chuẩn bị câu trả lời.

- 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

- HS nghe và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS nghe và thực hiện.

 

 

 

- 3 – 4 HS trình bày về thư viện mà mình mơ ước.

 VD: Thư viện mà em mơ ước như sau: Nó là một căn phòng riêng, có tường cách âm và vải nhung dán ở tường cũng như ở nền nhà. Các tủ sách được làm bằng gỗ, có kính, cao đến tận trần nhà. Thư viện sẽ có nhiều đầu sách như Văn chương, văn học, giáo dục, triết học, chiêm tinh, âm nhạc, văn hóa, ngoại ngữ,…

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS tự đọc lại toàn bộ bài.

- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp đọc thầm theo và theo dõi.

- Một số HS nhận xét về cách đọc của các bạn.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE

Hoạt động 1: Nghe kể chuyện

a. Mục tiêu: Nắm bắt được nội dung câu chuyện Mặt trời mọc ở đằng… tây!.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nói lời dẫn: Chúng ta đã từng làm quen với một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Pháp là Vích-to Huy-gô qua bài đọc Lời giải toán đặc biệt. Bây giờ, chúng sẽ làm quen với một người cũng tài năng như vậy, đó là đại thi hào người Nga - Pu-skin. Từ nhỏ, ông đã rất giỏi làm thơ. Hãy cùng nghe cầu chuyện Mặt trời mọc ở đằng... tây! để xem Pu-skin tài năng như thế nào.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi dưới tranh.

Thầy giáo yêu cầu

học sinh điều gì?

Cậu học trò này đã đọc câu thơ như thế nào?

 

Thầy giáo yêu cầu Pu-skin điều gì?

Em hãy đọc 3 câu thơ của Pu-skin.

- GV kể chuyện lần 1: GV kể 2 lần, lần 1 kể toàn bộ câu chuyện.

MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG… TÂY!

Thi hào người Nga Pu-skin giỏi ứng tác thơ từ thuở nhỏ. Có lần, trong giờ văn ở trường, thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Anh bạn này nghĩ mãi mới ra một câu:

Mặt trời mới mọc ở đằng tây…

Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá. Ai chẳng biết đằng tây là phía mặt trời lặn.

Thầy giáo bảo Pu-skin tìm cách chữa cho bạn. Pu-skin liền đứng dậy đọc tiếp:

...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

“Thức dậy hay là ngủ nữa đây?”

Thế là tránh được điều vô lí, mà bốn câu lại hợp thành một bài thơ ngộ nghĩnh. Sau đó ít lâu, bài thơ được đăng trên báo Người đưa tin châu Âu với đế Gửi bạn làm thơ. Bạn bè trong lớp vô cùng hãnh diện về nhà thơ của lớp mình.

(Theo Chuyện làng văn)

- Sau khi kể xong câu chuyện lần 1, GV giải thích một số từ ngữ khó.

+ Pu-skin (1799 - 1837): nhà thơ lớn của nước Nga.

+ Thi hào: nhà thơ lớn, rất nổi tiếng.

+ ứng tác: sáng tác và đọc ngay tại chỗ.

+ Thiên hạ: mọi người.

-

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và đọc các câu hỏi dưới tranh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe, theo dõi GV kể chuyện.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS nghe GV kể chuyện, trả lời khi GV hỏi.

- HS làm việc theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 15 Thư viện, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 15 Thư viện, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 15 Thư viện

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC