Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 17 Đất nước là gì?

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3Bài 17 Đất nước là gì? sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 17: ĐẤT NƯỚC LÀ GÌ?

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh họa, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ, khổ thơ, bài thơ với những suy luận đơn giản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên); biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc.
  • Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói.
  • Viết đúng chính tả bài thơ Bản em (Nguyễn Thái Vận) theo hình thức nghe - viết; trình bày đúng các khổ thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi câu thơ (viết đúng mẫu chữ viết hoa đã học ở lớp 2). Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch/tr hoặc có tiếng chứa ươc/ươt.
  • Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về quê hương, đất nước.
  1. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển tình yêu quê hương, đất nước. Biết chia sẻ với người thân những mong muốn của em về đất nước trong tương lai.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài thơ; băng đĩa về những ngôi nhà của các vùng miền khác nhau,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

* Giới thiệu chủ điểm:

- GV mời HS nói về nội dung và ý nghĩa của tranh chủ điểm.

- GV nói với HS: Ở học kì 2, các em đã được học qua 2 chủ điểm: Những sắc màu thiên nhiênBài học từ cuộc sống. Các bài học ở 2 chủ điểm đã giúp các cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới tự nhiên cũng như những bài học quý từ cuộc sống. Chủ điểm tiếp theo là Đất nước ngàn năm. Tên chủ điểm đã gợi cho các em vế chiều dài, bề dày lịch sử đất nước. Các em sẽ được tìm hiểu về những vùng miền trên đất nước ta, những con người Việt Nam từ trong những tích truyện xưa đến những con người bằng xương bằng thịt được cả dân tộc kính trọng, yêu mến. Bức tranh chủ điểm muốn nói với các em rằng: Các bài học trong chủ điểm như những thước phim, đưa các em khám phá những miền đất, những trang sử hào hùng của dân tộc.

- GV giới thiệu bài học mở đầu chủ điểm: Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ mà nó đưa ra một cách định nghĩa bằng thơ về đất nước. Đó là bài Đất nước là gì?.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? (Huỳnh Mai Liên); biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ; bước đầu biết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ (nhân vật xưng “con” trong bài thơ) qua giọng đọc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy nghĩ/ suy tư của bạn nhỏ thể hiện trong bài thơ).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng những câu thơ có các tiếng dễ phát âm sai (VD: Đất nước là gì/ Làm sao để thấy/ Núi cao thế nào/ Biển rộng là bao/...ỵ

+ Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ hoặc có thể ngắt nhịp thơ như sau: Hay là con nghĩ/ Đất nước trong nhà/ Là mẹ/ là cha/ Là cờ Tổ quốc?//

+ Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy tư của bạn nhỏ.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp câu thơ trong bài (mỗi bạn đọc liền 2 khổ) trước lớp.

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 HS/ nhóm): Mỗi bạn đọc 2 khổ (đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đất nước là gì?.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Ở khổ thơ đẩu, bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?

- GV hướng dẫn HS suy nghĩ: Tìm các câu hỏi của bạn nhỏ và suy nghĩ, phán đoán xem bạn nhỏ muốn biết điều gì.

-  GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp:

+ Nêu các câu hỏi của bạn nhỏ.

+ Suy luận: Bạn muốn hiểu điều gì?

- GV mời 2 HS phát biểu trước lớp.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Ở 2 khổ thơ đầu, bạn nhỏ hỏi: Đất nước là gì? Vẽ đất nước bằng bút chì có vừa trang giấy? Làm sao để thấy núi cao thế nào? Biển rộng là bao? Cách nào đo nhỉ?. Bạn nhỏ muốn hiểu đất nước là gì? Đất nước rộng lớn thế nào? Làm thế nào để đo được hình dáng của đất nước/ lãnh thổ đất nước?

Câu 2.

- GV mời 4 HS đọc câu hỏi và 3 phương án của câu hỏi 2: Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào?

a. Đất nước có ở nhà:...

b. Đất nước có ở trường học:...

c. Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:...

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, mỗi em sẽ trình bày 1 ý: Đọc lại khổ thơ tương ứng với mỗi ý.

+ Khổ thơ thứ ba: Đất nước có ở nhà:...

+ Khổ thơ thứ tư: Đất nước có ở trường học:...

+ Khổ thơ thứ năm, hai câu đầu khổ thứ sáu: Đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta:...

- GV mời 2 nhóm phát biểu trước lớp.

 

- GV nhận xét các câu trả lời của HS và nói thêm với các em: Bạn nhỏ nêu ra các câu hỏi và tự trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho biết đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình, nơi đó có mẹ, có cha, có lá cờ Tổ quốc...; đất nước có ở trường học, có trong mỗi bài thơ, bài văn con học, con làm, đất nước có ở cả trong tiếng nói chữ viết mà chúng ta giao tiếp với nhau hằng ngày,...; đất nước là mọi cảnh vật thiên nhiên quanh ta: con đường, dòng sông, cánh chim, làn mây,...

- GV diễn giải để HS hiểu rõ hơn:

+ Khổ 3: muốn nói đất nước có trong mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình và mỗi người đều là một phần của đất nước.

+ Khổ 4: muốn nói đất nước còn bao gốm cả tiếng nói, chữ viết của chúng ta, đó là phương tiện để chúng ta chia sẻ và thấu hiểu nhau.

+ Khổ 5 – 6: muốn nói đất nước là mọi thứ xung quanh ta, gắn với cuộc sống, sinh hoạt của chúng ta hằng ngày,...

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi 3: Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?.

- GV mời 1 HS đọc 2 câu thơ cuối bài: Mọi điều giản đơn/ Cộng thành đất nước.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo bàn để tìm câu trả lời.

- GV mời một số HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt: Bài thơ thể hiện dòng suy nghĩ, nhận thức của một bạn nhỏ. Bạn ấy đã nêu ra câu hỏi “Đất nước là gì?”, rồi tự suy nghĩ để trả lời. Các câu trả lời của bạn nhỏ cho thấy cách hiểu của bạn nhỏ về đất nước. Theo bạn, đất nước có trong tất cả mọi thứ, mọi người, mọi vật sống trên đất nước, có ở đất nước. Hai câu thơ cuối bài, một lần nữa bạn nhỏ đã khẳng định điều đó: Đất nước là tất cả mọi điều giản đơn, thân thuộc hằng ngày, ở quanh ta “cộng lại”, “gộp lại”.

Câu 4.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước không? Vì sao?.

- GV hướng dẫn và lưu ý HS:

+ Bạn nhỏ đưa ra “định nghĩa” của mình về đất nước, các em nêu ý kiến của mình (đồng ý cách nghĩ của bạn nhỏ hay không).

+ Lưu ý: Đây là câu hỏi mở. Bài học tạo cho các em nói bất kì suy nghĩ gì của mình về đất nước, không đánh giá câu hỏi trả lời là đúng - sai.

- GV cho HS thời gian suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời và cách giải thích của mình.

 

- GV mời một số HS phát biểu trước lớp. GV khích lệ HS nêu câu trả lời thể hiện suy nghĩ, cảm xúc chân thực của bản thân.

- GV khen ngợi tất cả các ý kiến phát biểu. GV chốt một số ý kiến. VD:

+ Em đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước. Vì trong đất nước có nhà, có núi, có biển rộng, có cả bố mẹ, gia đình, cũng có cả thiên nhiên.

+ Em đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ về đất nước. Vì con người đang sinh sống trên trái đất. Mỗi đất nước là một vùng lãnh thổ mà ở đó có không gian sinh hoạt riêng, có con người, có các vật dụng và có cả thiên nhiên.

Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ

a. Mục tiêu: HS ghi nhớ được nội dung bài thơ và học thuộc lòng bài thơ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV khích lệ HS học thuộc cả bài để có cách hiểu trọn vẹn vế đất nước. GV hướng dẫn HS:

+ Làm việc cá nhân: Đọc lại nhiều lần từng khổ thơ rồi gấp sách lại để xem mình đã thuộc chưa.

+ Làm việc theo cặp/ theo nhóm:

§  Đọc nối tiếp (hoặc đọc đồng thanh) từng câu thơ/ từng khổ thơ.

§  Câu thơ nào/ khổ thơ nào chưa thuộc, có thể mở SGK ra để xem lại.

- GV mời một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc, yêu cầu cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.

 

 

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại nhiều lần bài thơ để thuộc được cả bài.

 

 

 

 

 

- HS phát biểu theo cảm nhận cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

- HS nghe GV đọc và đọc theo GV.

 

 

 

 

- 3 HS đọc nối tiếp câu thơ trong bài (mỗi bạn đọc liền 2 khổ) trước lớp theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV nêu câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

 

 

- HS trao đổi theo cặp theo hướng dẫn của GV.

 

- 2 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS đọc câu hỏi 2, cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm 3.

 

 

 

 

- 2 nhóm phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc câu hỏi.

- 1 HS đọc 2 câu thơ cuối bài.

- HS trao đổi theo bàn.

 

- Một số HS phát biểu, cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

- HS lắng nghe, lưu ý.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời và cách giải thích của mình.

- Một số HS phát biểu trước lớp.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số HS xung phong đọc những khổ thơ mình đã thuộc. Cả lớp hỗ trợ (nếu bạn quên) và góp ý, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện ở nhà.

TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE

Hoạt động 1: Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà HS biết

a. Mục tiêu: Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nói với HS: Qua bài Đất nước là gì?, các em đã hiểu phần nào về đất nước. Đất nước được thể hiện ở mọi thứ hiện ra trước mắt chúng ta: hình dáng đất nước, đường biên giới, núi rừng, sông biển, cờ Tổ quốc, các thế hệ sống trên mọi miền đất nước, lời ăn tiếng nói, lịch sử, truyền thống, văn hoá,... Trong giờ luyện nói hôm nay, các em được giới thiệu cảnh đẹp đất nước, được chia sẻ hiểu biết của mình về những danh lam thắng cảnh trên đất nước Việt Nam (dựa vào những hiểu biết của bản thân, qua những sách, báo đã đọc, tranh ảnh đã xem,...). Các em được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của bản thân về cảnh đẹp của đất nước. Khi nói, các em cố gắng nói rõ ràng, thể hiện sự tự tin, biết nhìn vào người nghe khi nói.

- GV mời 1 HS đọc 2 yêu cầu trong SGK:

1. Giới thiệu một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mà em biết.

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải

Vịnh Hạ Long

Phố cổ Hội An

Chợ nổi Cái Răng

2. Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS luyện nói theo nhóm (4 HS/ nhóm):

+ Với mỗi yêu cầu, từng em chuẩn bị ý kiến để phát biểu trong nhóm. Cả nhóm có thể nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn điều bạn nói.

+ Mỗi bạn nêu cảnh vật mình muốn giới thiệu (có thể nói về cảnh vật trong một bức ảnh minh hoạ ở BT 1) hoặc nói những điều mình biết về cảnh vật mình đã từng đặt chân đến, được tận mắt nhìn thấy. Các em có thể sử dụng tranh ảnh tự sưu tầm, chuẩn bị trước ở nhà. Các bạn trong nhóm bổ sung những điều mình biết về cảnh vật được bạn giới thiệu.

- GV mời 2 – 3 HS nói trước lớp. GV lưu ý HS sau khi giới thiệu một cảnh đẹp của đất nớc, có thể nói vể những điều đáng lo như tình trạng ô nhiễm, hiện tượng thiên tai, ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt,...

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc 2 yêu cầu trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 17 Đất nước là gì?, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 17 Đất nước là gì?, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 17 Đất nước là gì?

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán

CÁCH đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC