Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 14 Học nghề
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tiếng việt 3Bài 14 Học nghề sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 14: HỌC NGHỀ (4 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Học nghề. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết thay đổi giọng đọc trong lời nói của các nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được ước mơ của nhân vật, những việc cần làm để thực hiện ước mơ đó. Hiểu điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: để thực hiện được ước mơ của mình cần làm tốt những việc nhỏ nhất.
- Tự tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về một người yêu nghề, say mê với công việc hoặc một bài học về cách ứng xử với những người xung quanh.
- Nhận diện và hiểu tác dụng của dấu gạch ngang đặt ở đâu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Biết sử dụng đấu gạch ngang để đánh dấu lời nói của nhân vật.
- Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về ước mơ của bản thân.
- Ôn lại chữ viết hoa T,Ư thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).
- Hiểu để học nghề, giỏi nghề mình đã lựa chọn thì cần phải làm những gì. Chia sẻ với người thân những mơ ước, mong muốn của mình sau này được làm nghề gì.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Phẩm chất
- Xây dựng mong muốn, ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai
- Có được ý chí quyết tâm
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh hoạ phần Khởi động, câu chuyện Học nghề.
- Sách, truyện phục vụ yêu cầu đọc mở rộng.
- Clip một số tiết mục ở rạp xiếc, trong đó có tiết mục diễn viên phi ngựa đánh đàn;
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
|
TIẾT 1-2 : ĐỌC |
||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động: + Làm việc theo nhóm: Quan sát 4 tranh (Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì?...) + Các nhóm trao đổi, sắp xếp các tranh theo trình tự hợp lý. - GV mời 2- 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. GV có thể hỏi để HS nêu vì sao em sắp xếp như vậy
- GV mời HS nêu nội dung tranh minh họa hoặc cho HS xem đoạn phim một số tiết mục ở rạp xiếc, trong đó có tiết mục diễn viên phi ngựa đánh đàn, sau đó GV giới thiệu khái quát câu chuyện Học nghề: Muốn biết đi xe đạp đầu tiên phải tập cầm lái, học cách ngồi trên yên xe, biết cách để chân để đạp xe... Có một bạn nhỏ được bố mẹ cho đi xem xiếc, bạn thích nhất tiết mục nào, bạn mơ ước điểu gì, muốn ước mơ của mình trở thành hiện thực bạn đã bắt đầu làm những việc gì? Các em đọc kĩ câu chuyện Học nghề để biết được điểu đó nhé... B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Học nghề với giọng đọc diễn cảm, nhấn mạnh ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. b. Cách thức tiến hành - GV đọc cả bài ( đọc diễn cảm , nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm ) - GV hướng dẫn đọc + Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai : Va-li-a, rạp xiếc, chuông ngựa,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài : Việc trước tiên của cháu là quét chuồng ngựa/và làm quen với con ngựa này,/ bạn biểu diễn của cháu đấy.// Em suy nghĩ/ rồi cẩm chổi quét phân và rác bẩn/ trên sàn chuồng ngựa.// Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ/ và làm quen với chú ngựa/ trong suốt thời gian học.// + Thay đổi giọng đọc khi đọc lời của người dẫn truyện, lời của Va-li-a, lời của ông giám đốc. - GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp · HS 1 đọc từ đầu đến điễn viên phi ngựa · HS 2 đọc đoạn tiếp theo đến trên sàn chuồng ngựa · HS 3 đọc phần còn lại · một HS đọc phần chú giải từ ngữ ở cuối bài. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3 - GV yêu cầu 1HS đọc lại toàn bộ VB - GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp - GV đọc lại toàn bộ VB Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Học nghề b. Cách thức tiến hành Câu 1 - GV yêu cầu 1HS đọc câu hỏi : Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước điều gì? - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời. - GV yêu cầu một số HS phát biểu ý kiến -GV động viên HS trả lời câu hỏi theo các cách khác nhau.
Câu 2 - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi: Việc đầu tiên Va-li-a được giao khi vào học ở rạp xiếc là gì? - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chuẩn bị câu trả lời để phát biểu trước lớp. - GV mời 2- 3HS trả lời câu hỏi
- GV có thể hỏi thêm: Được giao việc đó thái độ của Va-li-a thế nào? Đoán xem vì sao Va-li-a lại ngạc nhiên.
Câu 3 - GV yêu cầu HS đọc câu hỏi: Vì sao ông giám đốc lại giao cho Va-li-a việc đó? - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 phương án. - GV hướng dẫn cách làm: + Làm việc cá nhân: Đọc câu 3, chọn phương án trả lời mình cho là đúng. + Làm việc nhóm: Từng cá nhân nêu ý kiến (nêu phương án trả lời mình chọn và lí do lựa chọn phương án đó). - GV mời một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn
- GV và cả lớp nhận xét, góp ý. - GV có thể hỏi thêm: Vì sao ông giám đốc lại muốn Va-li-a gần gũi và làm quen với chú ngựa? - GV nhận xét. Câu 4 - GV nêu yêu cầu câu 4: Câu chuyện kết thúc như thế nào? - GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp về câu trả lời của mình. - GV mời 3- 4HS phát biểu trước lớp. - GV khích lệ HS trả lời theo cách hiểu, cách nghĩ của mình.
Câu 5. - GV nêu yêu cầu bài tập: Theo em, câu “Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên..." ý nói gì? - GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp lựa chọn ý trả lời đúng (Muốn làm được việc lớn, cần biết làm tốt những việc nhỏ), từng em phát biểu ý kiến. - GV lắng nghe, có thể giải thích thêm giúp HS hiểu muốn làm được những việc lớn,cần học hỏi, làm tốt từ những việc nhỏ nhất, như bạn Va-li-a muốn làm diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn cần phải gần gũi, làm quen, chăm sóc tốt cho chú ngựa diễn cùng... Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS Đọc đúng, rõ ràng bài Học nghề b. Cách thức tiến hành - GV đọc lại VB Học nghề - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm Hoạt động 4: Viết a. Mục tiêu: HS ôn lại chữ viết hoa T,Ư thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu). b. Cách thức tiến hành Ôn chữ viết hoa - GV nêu tên bài học: Ôn chữ viết hoa T; U, Ư(GV nói rõ với HS: cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2). Trong khoảng nửa tiết học, các em ôn lại cách viết 3 chữ viết hoa T; U, Ư và viết ứng dụng. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết các chữ viết hoa (hoặc cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ viết hoa T; U, U). - GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa T; U, Ư theo yêu cầu (về số chữ) vào vở Tập viết. Viết ứng dụng a. Viết tên riêng: - GV yêu cầu HS đọc tên riêng: Út Trà Ôn. - GV yêu cầu HS viết tên riêng Út Trà Ôn vào vở. - GV giới thiệu cho HS biết: Út Trà Ôn (1919 ~ 2001) là một nghệ sĩ cải lương tài danh.Ông tên thật là Nguyễn Thành Út, tên thường gọi trong gia đình là Mười Út (vì ông là người con thứ 10 và cũng là con út). Ông sinh tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu,quận Trà Ôn, xưa thuộc tỉnh Cần Thơ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. b. Viết câu: - GV yêu cầu HS đọc thầm câu ứng dụng: Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về. (Ca dao)
|
- HS đọc yêu cầu bài tập và tiến hành làm việc theo nhóm
- HS trả lời 1. Muốn biết đi xe đạp đầu tiên bố hướng dẫn cho bạn cách cầm tay lái, cách ngồi, để chân. 2. Bố giữ xe để bạn ngồi lên xe. 3. Bố giữ xe để bạn tập đi. 4. Bạn đã biết đi xe đạp - HS lắng nghe
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo
- HS lưu ý và đọc theo hướng dẫn của GV
- HS thực hiện làm việc nhóm 3 đọc nối tiếp 1-2 lượt
- HS làm việc cá nhân: đọc nhẩm toàn bài một lượt. - HS đọc lại cả VB - HS lắng nghe và đọc thầm theo
- HS đọc yêu cầu - HS lắng nghe và thực hiện trao đổi theo cặp
- HS trả lời Đi xem xiếc về, Va-li-a mơ ước được trở thành diễn viên phi ngựa, vì Va-li-a thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”.
- HS đọc yêu cầu của câu 2
- HS chú ý và thực hiện làm bài theo cặp - HS trả lời Việc trước tiên của Va-li-a là quét phân và rác bẩn trên sàn chuồng ngựa, làm quen với con ngựa - HS trả lời tự do theo suy nghĩ của mình · Va-li-a rất ngạc nhiên, chắc vì bạn không hiểu vì sao phải làm những việc đó. · Va-li-a ngạc nhiên vì chắc bạn nghĩ việc đầu tiên là tập phi ngựa....
- HS đọc yêu cầu - HS đọc nối tiếp 3 phương án
- HS tiến hành làm việc cá nhân tìm câu trả lời và thảo luận theo nhóm
- HS trả lời Phương án đúng: Vì ông muốn Va-li-a được gần gũi, làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn
- HS suy nghĩ, trả lời.
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ câu trả lwofi và tiến hành trao đổi theo cặp
- HS trả lời Va-li-a đã làm rất tốt việc được giao: giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa trong suốt thời gian học. Về sau, Va-li-a trở thành diễn viên như bạn hằng mong ước.
- HS lắng nghe
- HS tiến hành trao đổi theo cặp
- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe và đọc thầm theo - HS thực hiện đọc theo nhóm
- HS lắng nghe
- HS quan sát và tiếp thu - HS thưc hiện làm việc nhóm
- HS thưc hiện viết vào vở Tập viết
|
Soạn giáo án tiếng việt 3 kết nối Bài 14 Học nghề, GA word tiếng việt 3 kntt Bài 14 Học nghề, giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 14 Học nghề
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh
PHÍ GIÁO ÁN:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Nhận đầy đủ ngay sau thanh toán
CÁCH đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án