Soạn giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức tiết: Văn bản - Bảo kính cảnh giới
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 10 : Văn bản - Bảo kính cảnh giới sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: ..../.../...
Ngày dạy: .../.../....
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được đặc điểm hình thức của thể loại thơ Nôm Đường luật và nội dung của chùm thơ Bảo kính cảnh giới
- HS nhận biết và phân tích được giá trị nội dung đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bảo kính cảnh giới. Từ đó biết cách đọc hiểu một bài thơ Nôm đường luật
- HS hiểu được tầm vóc tư tưởng, vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện trong bài thơ
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bảo kính cảnh giới
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Góp phần hình thành, bồi đắp cho HS tình yêu, sự trân trọng cái đẹp và sự tài hoa.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bảo kính cảnh giới
- Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về các
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Dựa vào nhan Bảo kính cảnh giới, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì?
- GV gợi ý: Bảo kính cảnh giới hay còn được gọi là “Gương báu răn mình” được xem là một trong những bài thơ hay nhất nói về tình yêu thiên nhiên nhưng cũng xen vào đó là cảm hứng thế sự tự răn mình của tác giả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ suy nghĩ về nhan đề tác phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt vào bài: Nguyễn Trãi là một tác giả lớn một người chất chứa giá trị nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên cùng những cảm hứng về thế sự. Nói về tình yêu thiên nhiên thì Bảo kính cảnh giới được coi là một bài thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt của ông về cảnh vật nhưng hàm chứa bên trong là những cảm hứng thế sự sâu sắc. Hãy cùng tìm hiểu về cảm hứng đó qua bài 3 Bảo kính cảnh giới – Tiết 1.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Bảo kính cảnh giới
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bảo kính cảnh giới
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyên giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào phần đã đọc ở nhà hãy trả lời câu hỏi + Tác phẩm Bảo kính cảnh giới thuộc tập thơ nào? + Bố cục gồm có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? + Bảo kính cảnh giới thuộc thể loại thơ nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng và trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung, góp ý Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chốt kiến thức |
I. Đọc văn bản - Bảo kính cảnh giới là chùm thơ được rút ra từ tập Quốc âm thi tập bao gồm có 61 bài thơ trong tổng số 254 bài. - Bố cục bài thơ này gồm có 2 phần chính: + Phần 1: 6 câu đầu: nói về vẻ đẹp bức tranh ngày hè + Phần 2: 2 câu cuối: niềm tha thiết lớn của nhà thơ với đời - Bảo kính cảnh giới được viết theo thể loại thơ Nôm Đường luật. Tức là viết bằng chữ Nôm và thể Đường luật. Đây được xem là một lối thơ riêng do tác giả trung đại Việt Nam sáng tác dựa trên thể loại thơ Đường luật. |
Soạn giáo án Ngữ văn 10 kết nối : Văn bản - Bảo kính cảnh giới, GA word Ngữ văn 10 kntt : Văn bản - Bảo kính cảnh giới, giáo án Ngữ văn 10 kết nối tri thức : Văn bản - Bảo kính cảnh giới
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác