Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 39: TÁI BẢN DNA VÀ PHIÊN MÃ TẠO RNA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA và kết quả của quá trình.
  • Nêu được ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.
  • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ) quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến ứng dụng của quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA

Năng lực riêng:

  • Nhận thức sinh học:
    • Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA và kết quả của quá trình.
    • Nêu được ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.
    • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ) quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số ứng dụng của quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình ảnh 39.1 - 39.2 và các hình ảnh liên quan.
  • Video về quá trình tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi khởi động.
  4. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi khởi động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Năm 2020 là thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ nhất. Để chẩn đoán người mắc COVID-19, Bộ Y tế đã sử dụng nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là phương pháp xét nhanh kháng nguyên và xét nghiệm Realtime RT-PCR. Em hãy vận dụng hiểu biết của bản thân, phân tích ưu và nhược điểm của hai phương pháp trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

Phương pháp xét nhanh kháng nguyên có nhiều ưu điểm như thuận tiện sử dụng, cho kết quả nhanh, có thể sử dụng ở ngoài phòng xét nghiệm, chi phí thấp, tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy kháng nguyên virus SARS-CoV-2 có thể giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện sau 5 ngày khởi phát triệu chứng dẫn đến việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho kết quả âm tính. Trong khi đó, các xét nghiệm có độ nhạy cao như Realtime RT-PCR cho kết quả dương tính. Do đó, để xác định tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2 trong một cộng đồng cần có những xét nghiệm có độ tin cậy cao chẳng hạn như xét nghiệm bằng Realtime RT-PCR,... Tuy nhiên, phương pháp này lại tốn nhiều chi phí, bắt buộc phải được tiến hành trong phòng xét nghiệm, cho kết quả xét nghiệm chậm hơn (5 - 7 ngày),...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Kĩ thuật Realtime RT-PCR là kĩ thuật được cải tiến từ kĩ thuật PCR được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là y tế, nhờ đó đời sống con người được cải thiện, chống chọi được với bệnh tật,... Vậy quá trình nào là cơ sở của kĩ thuật PCR? Các quá trình đó có ý nghĩa như thế nào đối với di truyền? Để có câu trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tái bản DNA

  1. Mục tiêu:
  • Quan sát hình ảnh (hoặc sơ đồ), mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA và kết quả của quá trình.
  • Nêu được ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 170 - 171, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Quá trình tái bản DNA.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 39. 1 kết quả quan sát video về quá trình tái bản DNA và thực hiện Hoạt động SGK tr.170:

Quan sát Hình 39.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả ba giai đoạn của quá trình tái bản DNA.

2. Nhận xét về kết quả của quá trình tái bản DNA.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức và trả lời câu hỏi: Quá trình tái bản diễn ra khi nào và ở đâu?

- Sau khi HS hình thành kiến thức về quá trình tái bản DNA, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Quá trình tái bản DNA

1. Một đoạn DNA có trình tự nucleotide trên hai mạch như sau:

Mạch 1: A – A – G – C – T – C – G – C – G – A – T – A – G – C – C

Mạch 2: T – T  – C – G – A – G – C – G – C – T – A – T – C – G – G

a) Xác định trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên.

b) Nhận xét trình tự nucleotide giữa các DNA mới được tổng hợp và với DNA ban đầu.

2. Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa học, đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi Khởi động SGK tr.170: Tế bào có khả năng sinh sản tạo ra những tế bào con giống tế bào mẹ ban đầu. Sự sinh sản của tế bào dựa trên cơ sở của quá trình nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS tìm hiểu nội dung mục I SGK tr.170, quan sát Hình 39.1 kết hợp video, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Hoạt động SGK tr.170.

- GV gọi một số nhóm xung phong trả lời Phiếu học tập và câu hỏi Khởi động SGK tr. 170:

Hướng dẫn trả lời câu 1 Phiếu học tập:

a) Trình tự nucleotide của hai DNA được tổng hợp từ đoạn DNA trên là:

Mạch 1: A – A – G – C – T – C – G – C – G – A – T – A – G – C – C

Mạch 2: T – T  – C – G – A – G – C – G – C – T – A – T – C – G – G

b) Trình tự nucleotide ở hai DNA con giống nhau và giống DNA mẹ.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Khởi động: DNA nhân đôi là cơ sở cho NST nhân đôi trong quá trình tế bào phân chia.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV mở rộng kiến thức về ứng dụng tái bản DNA kết hợp mục Em có biết tr.172.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Quá trình tái bản DNA

- Quá trình tái bản DNA gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: DNA tháo xoắn tách thành hai mạch đơn.

Giai đoạn 2: Các nucleotide tự do trong môi trường tế bào liên kết với các nucleotide trên mỗi mạch khuôn của DNA theo NTBS: A = T, G ≡ C.

Giai đoạn 3: Hai mạch đơn gồm một mạch mới tổng hợp và một mạch khuôn xoắn trở lại với nhau.

- Kết quả: Tạo hai bản sao giống nhau và giống DNA ban đầu.

- Ý nghĩa: Đảm bảo quá trình truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể được ổn định và liên tục.

* Ứng dụng: Kĩ thuật PCR mô phỏng quá trình tái bản DNA để tạo số lượng bản sao của một đoạn DNA nào đó. (https://youtu.be/xfzZBDskZ8o)

Hình 39.3 Máy PCR

Thành tựu:

+ Phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2;

 

+ Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư: ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...;

 Chẩn đoán ung thư vú bằng kĩ thuật PCR

+ Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm;

Kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm

+ Chẩn đoán bệnh ở vật nuôi, cây trồng;...

PCR - giải pháp xác định bệnh sớm ở tôm

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phiên mã

  1. Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh (sơ đồ) quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã.
  2. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục II SGK trang 171 - 172 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Quá trình phiên mã.
  4. Tổ chức hoạt động:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, giáo án Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CD Bài 39: Tái bản DNA và phiên mã