Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 9 kết nối Bài 38: Nucleic acid và gene

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học tự nhiên 9 Bài 38: Nucleic acid và gene sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 38: NUCLEIC ACID VÀ GENE

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA.
  • Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
  • Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
  • Nêu được khái niệm gene.
  • Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
  • Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...
  • Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa bốn loại nucleotide. Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến nucleic acid và gene.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về nucleic acid và gene.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về nucleic acid và gene.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thu thập và làm rõ được các thông tin có liên quan đến ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...

Năng lực riêng:

  • Nhận thức sinh học:
    • Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA.
    • Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
    • Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
    • Nêu được khái niệm gene.
    • Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
    • Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene.
    • Trình bày được RNA có cấu trúc một mạch, chứa bốn loại nucleotide. Phân biệt được các loại RNA dựa vào chức năng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,....
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến nucleic acid và gene.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình ảnh 38.1 - 38.3 và các hình ảnh liên quan.
  • Các video ứng dụng của DNA trong thực tiễn.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Tìm hiểu trước nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS vận dụng kiến thức, trả lời câu hỏi khởi động.
  4. Sản phẩm học tập: Những ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi khởi động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt tình huống: Tháng 3/1975, vào thời điểm chiến tranh đang xảy ra rất khốc liệt, nhiều gia đình đã rời quê hương để đi lánh nạn, trong đó có gia đình bà M. Nhưng thật không may, trên đường đi lánh nạn, gia đình đã để lạc mất đứa con gái mới vài tuổi. Suốt 43 năm không từ bỏ việc tìm kiếm, kì tích đã xảy ra. Nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, gia đình bà M đã vô tình phát hiện thông tin của một người phụ nữ có hoàn cảnh giống với người con gái của bà M. Xét nghiệm DNA đã được tiến hành, kết quả cho thấy người phụ nữ đó thật sự là con gái của bà M. Sau bao nhiêu năm xa cách, bà M giờ đây đã có được hạnh phúc trọn vẹn bên người con gái mà bà hằng đêm nhớ mong.

Theo em, việc xét nghiệm DNA trong trường hợp trên có vai trò gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời: Xét nghiệm DNA giúp xác định huyết thống với độ tin cậy cao.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt xét nghiệm DNA không chỉ xác định huyết thống mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như xác định danh tính trong pháp y, nhận dạng cá nhân, truy tìm tội phạm,... Đây là một trong những nội dung các em sẽ tìm hiểu trong bài học này , chúng ta cùng vào - Bài 38: Nucleic acid.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nucleic acid

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm nucleic acid. Kể tên được các loại nucleic acid: DNA và RNA.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I SGK trang 166, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm và phân loại nucleic acid.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu nội dung mục I tr.166 SGK và thiết kế sơ đồ tư duy về nội dung về nucleic acid (5 phút).

- Sau khi hình thành kiến thức mới về nucleic acid, GV yêu cầu HS trả lời Câu hỏi và bài tập SGK tr.166: Cho các đối tượng sau: da, tóc, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể. Đối tượng nào có chứa nucleic acid?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS tìm hiểu nội dung mục I SGK tr.166, thảo luận hoàn thành sơ đồ tư duy.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm. GV sử dụng kĩ thuật 3 : 2 : 1 tổ chức cho HS báo cáo, nhận xét và đánh giá.

Gợi ý:

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố: Các đối tượng có chứa nucleic acid: Tế bào da, tiểu cầu, lục lạp, virus HIV, ti thể.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Khái niệm nucleic acid

- Khái niệm: Nucleic acid là những đại phân tử sinh học, cấu tạo đa phân với đơn phân là nucleotide.

- Phân loại: DNA và RNA.

- Ví dụ:

Virus HIV

Ti thể

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về deoxyribonucleic acid (DNA)

  1. Mục tiêu:
  • Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA với cấu trúc xoắn kép, gồm các đơn phân là bốn loại nucleotide, các nucleotide liên kết hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
  • Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
  • Nêu được khái niệm gene.
  • Giải thích được vì sao chỉ từ bốn loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
  • Nêu được sơ lược về tính đặc trưng cá thể của hệ gene và một số ứng dụng của phân tích DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...
  1. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ học tập; HS tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 38.1 SGK trang 166 - 168 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. Sản phẩm học tập: Deoxyribonucleic acid (DNA).
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm học tập, mỗi nhóm 8 - 10 HS.

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu về DNA theo thứ tự trạm 1 → trạm 4 với các nhiệm vụ cụ thể như sau:

* Trạm 1: Tìm hiểu cấu trúc của phân tử DNA

+ Đọc mục II.1 tìm hiểu về cấu trúc của phân tử DNA, quan sát Hình 38.1 và thực hiện mục Hoạt động tr.166: Quan sát hình 38.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả cấu trúc phân tử DNA. Cấu trúc đó được hình thành và ổn định nhờ yếu tố nào?

2.Gọi tên các đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA.

+ Thảo luận trả lời câu hỏi 1 trong Phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động).

* Trạm 2: Tìm hiểu chức năng của phân tử DNA

+ Đọc hiểu mục II.2 tìm hiểu về chức năng của phân tử DNA và thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3 trong Phiếu học tập.

* Trạm 3: Tìm hiểu về gene

+ Hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin mục II.3 SGK tr. 167, sau đó thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 4, 5 Phiếu học tập.

* Trạm 4: Tìm hiểu về tính đa dạng và đặc trưng của phân tử DNA

+ Cá nhân HS tìm hiểu thông tin mục II.4 SGK tr.168 và thảo luận trả lời câu hỏi 6, 7 Phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS đọc hiểu mục II tr.166 - 168 SGK, thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự trạm 1 → trạm 4.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm (Đính kèm dưới hoạt động).

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép.

- GV mở rộng ứng dụng của DNA trong thực tiễn:

+ Xét nghiệm huyết thống: làm giấy khai sinh, chứng minh quan hệ trong gia đình, xác nhận quyền thừa kế, phân chia tài sản,...(https://youtu.be/f7isXKtGvWs)

+ Truy tìm tội phạm thông qua dấu vết sinh học chứa DNA để lại tại hiện trường hoặc truy tìm tung tích nạn nhân qua các thi thể còn sống dù chỉ là mảnh xương, răng…(https://youtu.be/kdnGh8EO9eA)

+ Nghiên cứu tạo chân dung từ các mẫu vật chứa DNA. (https://youtu.be/17_Gg-_MwMk )

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Deoxyribonucleic acid (DNA)

1. Cấu trúc của phân tử DNA

- Cấu tạo từ bốn loại đơn phân: A, T, G, C.

- Cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide song song, ngược chiều, xoắn phải.

+ Trên mỗi mạch, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị → chuỗi polypeptide theo chiều từ 5' tới 3'.

+ Giữa hai mạch đơn, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung (A = T, G ≡ C).

2. Chức năng của phân tử DNA

- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Quá trình tái bản DNA

Sự biểu hiện của gene (DNA) thành tính trạng

3. Khái niệm gene

- Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định là RNA hoặc chuỗi polypeptide.

4. Tính đa dạng và đặc trưng của phân tử DNA

- DNA rất đa dạng và đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide.

- DNA đặc trưng cho từng cá thể → ứng dụng phương pháp phân tích DNA trong việc xác định huyết thống, xác định nghi phạm, dự đoán nguy cơ mắc bệnh di truyền, nghiên cứu,...


=> Xem toàn bộ Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, giáo án Bài 38: Nucleic acid và gene Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, giáo án Khoa học tự nhiên 9 CD Bài 38: Nucleic acid và gene