Soạn giáo án điện tử toán 4 cánh diều Bài 20: Đơn vị đo góc. Độ (°)
Giáo án powerpoint toán 4 cánh diều mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY
KHỞI ĐỘNG
“Tạo góc đúng và nhanh”
Em hãy tạo góc bẹt bằng tay
Em hãy tạo góc nhọn bằng tay
Em hãy tạo góc tù bằng tay
Em hãy gọi tên góc, đỉnh, cạnh của hình trên
Trả lời:
Góc tù đỉnh B, cạnh BA, BC
Vậy làm thế nào để đo được độ lớn của góc?
BÀI 20: ĐƠN VỊ ĐO GÓC. ĐỘ ()
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Góc nhọn
> Góc nhọn bé hơn góc vuông
Góc tù
> Góc tù lớn hơn góc vuông
Góc bẹt
> Góc bẹt bằng hai góc vuông
Em hãy gọi tên góc, đỉnh và cạnh
Góc nhọn đỉnh A, cạnh AB và AC
Đường vòng cung màu đỏ biểu thị cho độ lớn của góc
Thước đo góc có dạng một nửa hình tròn, có các vạch nửa hình tròn nhỏ và lớn, các vạch kẻ và có các số kèm theo từ 0 đến 180 (gắn với vạch nửa hình tròn nhỏ tính từ phải sang) và ngược lại (gắn với nửa hình tròn lớn tính từ trái sang)
Đơn vị đo góc được dùng là độ, kí hiệu là °, đọc là độ
Người ta chia một góc vuông thành 90 phần bằng nhau, mỗi phần là một độ, một độ kí hiệu là 1°
Các số ở trên thước cho ta biết số đo góc nào đó với đơn vị độ (ví dụ 90° - chín mươi độ)
Mỗi góc có một số đo
- Số đo của góc vuông là 90°
- Số đo của góc bẹt là 180°
Dùng thước đo góc xác định số đo góc đỉnh I cạnh IA, IB
Bước 1: Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh IA
Bước 2: Xác định xem cạnh IB đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc
→ Góc đỉnh I cạnh IA, IB có số đo là 60
THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Bài tập 1 (SGK – tr48):
Sử dụng thước đo góc để xác định số đo của các góc sau:
Nhận xét:
- Góc nhọn là góc có số đo bé hơn 90°, góc tù là góc có số đo lớn hơn 90°, góc bẹt là góc có số đo bằng 180°
- Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn
- Góc đỉnh M, cạnh MN, MP có số đo là 60°
- Góc đỉnh D, cạnh DC, DE có số đo là 120°
- Góc đỉnh O, cạnh OA, OB có số đo là 90°
- Góc đỉnh H, cạnh HK, HG có số đo là 180°
Bài tập 2 (SGK – tr49):
Dùng thước đo góc để đo các góc dưới đây và ghi lại số đo:
Góc đỉnh H, cạnh HG, HI có số đo là 60°
Góc đỉnh L, cạnh LK, LM có số đo là 120°
Góc đỉnh Y, cạnh YX, YZ có số đo là 180°
Góc đỉnh Q, cạnh QP, QR có số đo là 90°
Bài tập 3 (SGK – tr49):
Tại mỗi thời điểm xem đồng hồ thì kim giờ và kim phút tạo thành một góc
- a) Theo em, tại mỗi thời điểm: lúc 3 giờ, lúc 6 giờ, lúc 9 giờ thì góc giữa hai kim đó có số đo lần lượt bằng bao nhiêu?
- b) Chỉ ra ba vị trí mà góc giữa hai kim là góc nhọn, góc tù
Phiếu học tập
- Lúc 3 giờ, góc giữa kim giờ và kim phút có số đo bằng …., là góc ….
- Lúc 6 giờ, góc giữa kim giờ và kim phút có số đo bằng …., là góc ….
- Lúc 9 giờ, góc giữa kim giờ và kim phút có số đo bằng …., là góc ….
- Những thời điểm mà góc giữa hai kim đồng hồ là góc vuông: .….
- Những thời điểm mà góc giữa hai kim đồng hồ là góc nhọn: .….
- Những thời điểm mà góc giữa hai kim đồng hồ là góc tù: ……
VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo