Soạn giáo án điện tử sinh học 11 Cánh diều Bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất

Giáo án powerpoint Sinh học 11 cánh diều mới Bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

 CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?

BÀI 23: CƠ THỂ LÀ MỘT HỆ THỐNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể

Thảo luận

Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật.

  1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật.
  • Các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.
  • Tương quan giữa các hormone thực vật điều tiết mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí cũng như các hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ quan, cơ thể.
  • Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và CO2 từ không khí, còn hệ rễ hút nước và các chất khoáng từ đất. Quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ chặt chẽ. Chính sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O2) lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào.
  • Ví dụ: CO2 và H2O tạo ra trong hô hấp tế bào lại được dùng cho quang hợp, Nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng mà cơ thể thực vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản và đáp ứng với môi trường.
  • Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.
  • Ví dụ: Khi cây không được cung cấp đủ nước, áp suất thẩm thấu trong các tế bào rễ tăng lên, lượng nước vận chuyển lên cơ quan phía trên giảm, dẫn tới khí khổng đóng làm quá trình thoát hơi nước ở lá bị suy giảm, kéo theo sự hấp thụ CO2  giảm xuống, hoạt động quang hợp bị ảnh hưởng.
  • Đồng thời, hàm lượng nước trong tế bào giảm xuống ảnh hưởng tới trạng thái keo cũng như hoạt độ enzyme. Cây bị thiếu nước kéo dài sẽ giảm sinh trưởng, phát triển, thậm chí có thể bị chết.
  1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể động vật.
  • Các cơ quan, hệ cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể động vật cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết.
  • Ví dụ: Khi chạy, sút bóng, hệ vận động hoạt động mạnh nên tế bào cơ tăng sử dụng O2, tăng thải CO2, tăng sinh nhiệt → tác động lên các thụ thể và kích thích các trung khi điều hòa tim mạch, hô hấp, thân nhiệt ở trung ương thần kinh, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng bài tiết mồ hôi…
  • Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cơ thể.
  • Ví dụ: Nếu bị hở van tim giữa tâm nhĩ và tâm thất bên trái (hở van hai lá) sẽ làm giảm khả năng cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tác động đến cơ chế điều hòa thần kinh làm tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, giảm hoạt động bài tiết nước tiểu, giảm hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm khả năng sinh trưởng của cơ thể.
  1. CƠ THỂ SINH VẬT LÀ HỆ THỐNG MỞ VÀ TỰ ĐIỀU CHỈNH

THẢO LUẬN NHÓM

C1. Tại sao cơ thể sinh vật là một hệ thống mở, tự điều chỉnh?

C2.  Nêu ví dụ về hệ thống mở và sự tự điều chỉnh ở thực vật và động vật.

  1. Cơ thể là một hệ thống mở
  • Hệ thống mở là hệ thống có sự trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin với môi trường xung quanh.
  • Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
  • Thực vật thu nhận nước, chất khoáng, CO2 và ánh sáng từ môi trường, tạo chất hữu cơ và thải O2 ra môi trường.
  • Động vật lấy O2 qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng qua hệ tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa, chất không cần thiết qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
  1. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh
  • Hệ thống tự điều chỉnh là hệ thống có khả năng duy trì sự cân bằng động các chỉ số của hệ thống.
  • Cơ thể sinh vật có khả năng tự điều chỉnh thông qua cơ chế điều hòa.
  • Ở thực vật, sự tự điều chỉnh được thực hiện thông qua điều hòa tương quan hormone thực vật dưới sự kiểm soát của bộ máy di truyền và các yếu tố môi trường. Tự điều chỉnh được thực hiện nhờ cơ chế liên hệ ngược.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Sinh học 11 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án điện tử Sinh học 11 cánh diều Bài 23: Cơ thể là một thể thống, GA powerpoint Sinh học 11 cd Bài 23: Cơ thể là một thể thống, giáo án điện tử Sinh học 11 cánh diều Bài 23: Cơ thể là một thể thống

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU