Soạn giáo án điện tử sinh học 11 Cánh diều Bài 22: Sinh sản ở động vật (P2)
Giáo án powerpoint Sinh học 11 cánh diều mới Bài 22: Sinh sản ở động vật (P2). Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số trứng hoặc số con được sinh ra ở những loài này không?
BÀI 22: SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- SINH SẢN VÔ TÍNH
- SINH SẢN HỮU TÍNH
- ĐIỀU HÒA SINH SẢN
THẢO LUẬN NHÓM
* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia
Nhóm 1: Quan sát hình 22.6a tr.147 SGK, tìm hiểu về quá trình điều hòa sản sinh tinh trùng.
Nhóm 2: Quan sát hình 22.6b tr.147 SGK, tìm hiểu về quá trình sản sinh trứng.
- Cơ chế điều hòa sinh sản
- a) Tác động của hệ thần kinh và hormone
- Hormone GnRH (do vùng dưới đồi tiết ra) kích thích tuyến yên tiết FSH và LH → tác động lên tuyến sinh dục: kích thích quá trình sản sinh tinh trùng (ở tinh hoàn cá thể đực) và quá trình chín và rụng trứng (ở buồng trứng của cá thể cái).
- Các hormone được tiết ra bởi tinh hoàn (testosterone, inhibin), buồng trứng (estrogen), thể vàng (estrogen và progesterone) có mối liên hệ ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
- Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.
* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép
Các nhóm từ hai nhóm lớn, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật
Câu 1. Đọc thông tin, quan sát hình 22.6, hoàn thành bảng dưới đây:
Trả lời phiếu học tập số 3
Hormone |
Tác dụng |
Cơ quan tiết |
Sản sinh tinh trùng |
||
GnRH |
Kích thích tuyến yên |
Vùng dưới đồi |
FSH |
Kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng và tiết inhibin |
Thùy trước tuyến yên |
LH |
Kích thích tế bào kẽ tiết testosterone |
Thùy trước tuyến yên |
Testosterone |
Kích thích sinh tinh, liên hệ ngược âm tính |
Tinh hoàn |
Inhibin |
Liên hệ ngược âm tính |
Tinh hoàn |
Hormone |
Tác dụng |
Cơ quan tiết |
Sản sinh trứng |
||
GnRH |
Kích thích tuyến yên |
Vùng dưới đồi |
FSH |
Kích thích nang trứng phát triển |
Thùy trước tuyến yên |
LH |
Kích thích trứng chín và rụng, kích thích hình thành thể vàng |
Thùy trước tuyến yên |
Estrogen |
Kích thích niêm mạc tử cung dày lên, khi ở nồng độ cao liên hệ ngược dương tính |
Buồng trứng |
Progesterone và estrogen |
Kích thích niêm mạc tử cung dày lên, liên hệ ngược âm tính |
Thể vàng |
Câu 2. Hormone GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. Hai hormone này tác động lên tuyến sinh dục. Các hormone được tiết ra bởi tinh hoàn, buồng trứng, thể vàng có mối liên hệ ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
Câu 3. Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết. Ví dụ: Các chất kích thích làm rối loạn sự tiết hormone sinh dục, từ đó tác động lớn đến chất lượng buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, ngăn chặn rụng trứng.
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1
Vẽ sơ đồ tư duy trình bày một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
NHÓM 2
Vẽ sơ đồ tư duy trình bày một số biện pháp điều hòa sinh sản ở người.
Soạn giáo án điện tử Sinh học 11 cánh diều Bài 22: Sinh sản ở động vật (P2), GA powerpoint Sinh học 11 cd Bài 22: Sinh sản ở động vật (P2), giáo án điện tử Sinh học 11 cánh diều Bài 22: Sinh sản ở động vật (P2)
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác