Soạn giáo án điện tử Ngữ văn 8 CTST Bài 1 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác
Giáo án powerpoint Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Các em hãy xem video dưới đây và ghi chép lại những gì đã xem được.
BÀI 1: NHỮNG GƯƠNG MẶT THÂN YÊU
Tiết...NÓI VÀ NGHE
NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH CỦA NGƯỜI KHÁC
- Các bước thực hành nói và nghe
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe
- Tìm hiểu trước đề tài của bài thuyết trình, liệt kê những gì em đã biết, đang quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về đề tài của bài thuyết trình.
- Xác định mục đích nghe.
- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe.
- Bước 2: Nghe và ghi chép
- Theo dõi và ghi nhận lại những nội dung chính (thường được giới thiệu ở phần đầu của bài thuyết trình).
- Theo dõi các lập luận, bằng chứng (ví dụ, số liệu, hình ảnh, sơ đồ,…) mà người nói sử dụng để làm rõ các ý chính của bài thuyết trình, ghi tóm tắt các nội dung đó bằng từ/ cụm từ, đồng thời sử dụng các kí hiệu như: Dấu sao (*), dấu gạch ngang ( - ), dấu cộng ( + ) hoặc bút màu để đánh dấu các ý chính, ý phụ.
- Chú ý điệu bộ, cử chỉ, tốc độ nhanh/ chậm, cao độ của giọng người nói và những nội dung lặp đi lặp lại, nhấn mạnh để xác định ý chính của bài thuyết trình. Lưu ý những từ ngữ có tính chất chuyển ý, dẫn dắt như: Thứ nhất là, thứ hai là, ngoài ra, bên canh đó, thêm nữa, tóm lại,…
- Ghi chú hoặc nêu câu hỏi về những điểm em chưa hiểu rõ hoặc chưa nghe kịp.
- Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi
- Đọc lại và trao đổi nội dung tóm tắt với các bạn khác và điều chỉnh.
- Đối với những chỗ chưa rõ, em hãy nêu câu hỏi hoặc đề nghị người thuyết trình giải thích/ trình bày lại để đảm bảo em hiểu đúng ý người nói.
- Trình bày bài nói
LUYỆN TẬP
Theo em, đối với loại thuyết trình trên, sử dụng hình thức ghi chép nào là hợp lí và nhanh gọn?
Gợi ý đáp án
Đối với các dạng thuyết trình chỉ gồm một đối tượng ta nên dùng sơ đồ, từ khóa ghi chép. Đối với các dạng thuyết trình hai đối tượng có thể sử dụng bảng để đối chiếu so sánh. Tóm lại tùy từng tính chất nội dung thuyết trình để lựa chọn cách thuyết trình phù hợp
VẬN DỤNG
Nhóm 1: Chuẩn bị bài thuyết trình về đề tài “Tình cảm gia đình”.
Nhóm 2: Ghi chép lại bài thuyết trình của nhóm 1.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập bài học
- Soạn bài: Ôn tập
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
--------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 8 chân trời sáng tạo
Giáo án KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử KHTN 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Tin học 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 chân trời sáng tạo
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 chân trời sáng tạo bản 2