Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối bài: Viết - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức mới bài bài: Viết - Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO CẢ LỚP! CHÀO MỪNG CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
Trong cuộc sống, có những con người, những sự việc nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc không thể quên? Hãy chia sẻ với cả lớp cảm nghĩ về con người hoặc sự việc đó.
Tiết...
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
- Phân tích bài viết tham khảo
- Thực hành viết theo các bước
- Viết bài
- Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc
THẢO LUẬN NHÓM
Bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè ở trường...sự việc mà em được chứng kiến hoặc nghe kể) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó (yêu mến, kính trọng, xúc động, bâng khuâng,...).
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến con người hoặc sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với con người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với người đó; xúc động,... đối với sự việc đó).
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; từ láy tượng hình, tượng thanh; câu cảm thán;...).
- Phân tích bài viết tham khảo
- Đọc bài viết tham khảo: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện
- Bài văn có bố cục mấy phần? Đối tượng biểu cảm trong bài văn là ai?
- Tác giả bày tỏ tình cảm ấn tượng ban đầu như thế nào về đối tượng? Bài văn đã nêu những đặc điểm nổi bật nào về đối tượng?
- Người viết đã bộc lộ tình cảm, suy nghĩ như thế nào về đối tượng?
- Bài văn có bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Đối tượng biểu cảm: bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội.
- Tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng: xúc động trước nhân cách cao đẹp, hết lòng làm thiện nguyện.
- Tình cảm của người viết: cảm phục, kính trọng, gần gũi, ấm áp.
- Thực hành viết theo các bước
Đề bài: Hãy viết bài văn bộc lộc tình cảm, suy nghĩ của em về người thân, quen hoặc một sự việc của họ đã làm để lại trong em ấn tượng sâu sắc.
- Trước khi viết
- Lựa chọn đối tượng biểu cảm.
- Tìm ý.
Mở bài:
- Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
- Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.
Thân bài:
- Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật cùa người hoặc sự việc.
- Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.
Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.
- Viết bài
Lưu ý:
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người hoặc sự việc để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho mình.
- Ngôn ngữ cần sinh động, giàu cảm xúc, vận dụng các biện pháp tu từ để tăng sự hấp dẫn cho bài viết.
LUYỆN TẬP
Em đối chiếu với các tiêu chí trong bảng Yêu cầu trong SGK, trang 101.
VẬN DỤNG
Hãy viết bài văn về người hoặc sự việc mà em có ấn tượng sâu sắc.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập vận dụng.
- Xem lại nội dung bài học.
- Soạn bài: Trả bài.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE, HẸN GẶP LẠI!
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint ngữ văn 7 KNTT bài: Viết - Viết bài văn biểu cảm, bài giảng điện tử ngữ văn 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác