Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối bài : Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ ngữ. Biện pháp tu từ
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức mới bài bài : Thực hành tiếng việt - Nghĩa của từ ngữ. Biện pháp tu từ. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
VUI MỪNG CHÀO ĐÓN CÁC EM TỚI BUỔI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hãy kể tên những biện pháp tu từ mà em đã học.
Hãy lấy ví dụ cho một biện pháp tu từ mà em vừa kể.
Tiết...
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
BIỆN PHÁP TU TỪ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phần 1: ÔN TẬP KIẾN THỨC
Phần 2: LUYỆN TẬP
Phần 1
ÔN TẬP KIẾN THỨC
- Các biện pháp tu từ
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Các em nhắc lại các khái niệm về biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, điệp ngữ.
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
- Công cha như núi Thái Sơn
- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Nhân hóa: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.
Ví dụ:
Cậu Mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
- Điệp ngữ: là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
- Một bếp lửa ấp iu nồng đượm...
- Bài tập thực hành
- Xác định biện pháp tu từ và tác dụng của chúng trong các câu sau:
(1) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
(2) Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
(3) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(1) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
ð Nghệ thuật nhân hóa: lời gọi đáp với con vật, thể hiện sự coi trọng, gắn bó của con người như những người bạn.
(2) Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
ð Điệp từ “khăn thương nhớ ai”: thể hiện nỗi nhớ triền miên, không ngừng nghỉ và là lời tự vấn của nhân vật trữ tình.
(3) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
ðNghệ thuật so sánh: Cho thấy sự hy sinh lớn lao của mẹ đối với con cái,thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ.
Phần 2
LUYỆN TẬP
BÀI TẬP 1
Em có nhận xét gì về cách dùng từ “gặp” trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Tác giả dùng từ “gặp” để thể hiện tình cảm, thái độ của người lính đối với lá cây cơm nếp. Anh không đơn thuần trông thấy một vật vô tri vô giác mà như được tiếp xúc với một con người - một người bạn cũ. Trong từ “gặp” mà tác giả dùng có chứa đựng cả cảm xúc vui mừng, trìu mến.
BÀI TẬP 2
Nêu cách hiểu của em về cụm từ thơm suốt đường con trong khổ thơ sau:
Mẹ ở đâu, chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con.
Thơm có nghĩa là có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. Trong dòng cuối của khổ thơ, từ thơm không còn đơn thuần chỉ mùi hương dễ chịu – đối tượng cảm nhận của khứu giác nữa - mà đã trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến, thân thương theo mỗi bước chân của người lính.
BÀI TẬP 3
Ta thường gặp những cụm từ như mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,...Nghĩa của mùi vị trong những trường hợp đó có giống với nghĩa của mùi vị trong cụm từ mùi vị quê hương hay không? Vì sao?
- Mùi vị trong những cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị cùa nước giải khát,... danh từ chỉ hơi toả ra từ vật, có thể nhận biết được bằng mũi và lưỡi.
- Trong cụm từ mùi vị quê hương, từ mùi vị vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể, riêng có cùa quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng, chỉ một sắc thái đặc trưng của quê hương, của một vùng miền.
BÀI TẬP 4
Nêu nhận xét về cách kết hợp giữa các từ trong hai dòng thơ Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương. Theo em, hiệu quả của cách kết hợp đó là gì?
- Cách kết hợp từ ngữ đặc biệt giúp nhà thơ diễn tả được chiều sâu tâm tư, tình cảm của người lính trên đường ra mặt trận. Họ ra đi vì mục đích lớn lao nhưng trong lòng vẫn đau đáu một nỗi nhớ thương hướng về nơi “giếng nước”, “gốc đa” quê nhà.
BÀI TẬP 5
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
- Mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng sau, tôi gấp rãi ăn, gấp rãi nói, gấp rãi cười, gấp rãi khi ngày bắt đầu rụng xuống...
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:
- Thoạt đầu, âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.
- Biện pháp tu từ điệp từ:
- Từ không được lặp lại để nhấn mạnh cảm xúc buồn, nuối tiếc vì mất mát một cái gì đó - một thứ rất mơ hồ, khó gọi thành tên.
- Từ gấp rãi được lặp lại để nhấn mạnh hành động khẩn trương, gấp gáp của nhân vật “tôi” khi phải chứng kiến bước đi vội vã của thời gian.
- Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
VẬN DỤNG
Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một người thân yêu, gần gũi, Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hoàn thành bài tập 6 trang 47
Ôn lại nội dung bài học
Soạn bài: Tập làm bài thơ bốn chữ, năm chữ
BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint ngữ văn 7 KNTT bài : Thực hành tiếng việt - Nghĩa, bài giảng điện tử ngữ văn 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác