Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối bài : Đọc - Đồng dao mùa xuân
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức mới bài bài : Đọc - Đồng dao mùa xuân. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
- Ở tiểu học, các em đã được học bài thơ bốn chữ nào? Hãy kể tên một số bài thơ bốn chữ đã học và đọc một bài thơ mà em yêu thích.
KHỞI ĐỘNG
- Em đã đọc bài thơ nào về chủ đề người lính Việt Nam? Em có cảm nhận gì về họ?
Tiết ....
ĐỒNG DAO MÙA XUÂN
(Nguyễn Khoa Điềm)
NỘI DUNG BÀI HỌC
- TÌM HIỂU CHUNG
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Tìm hiểu thể thơ bốn chữ
- Hình ảnh người lính
- Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
III. TỔNG KẾT
- TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
- Năm sinh: 1943
- Quê quán: Thừa Thiên – Huế.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết với nhiều suy tư sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)…
- Tác phẩm Đồng dao mùa xuân
- Năm sáng tác: 1994
- Xuất xứ: Trích Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn.
Bố cục: 3 phần
Phần 1 (Khổ 1): giới thiệu hình ảnh và xuất thân người lính
Phần 2 (Khổ 2): thông báo về việc đất nước hòa bình nhưng người lính không về nữa
Phần 3 (các khổ còn lại): tái hiện lại những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận
- TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Tìm hiểu thể thơ bốn chữ
THẢO LUẬN NHÓM
NHÓM 1
- Bài thơ gồm có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng?
- Có khổ thơ nào có cấu tạo đặc biệt không? Tác dụng của chúng là gì?
NHÓM 2
- Hoàn thành bảng sau để tìm hiểu đặc điểm của bài thơ
- Về khổ thơ
- Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng.
- Khổ 1 và khổ 2 có cấu tạo khác biệt với các khổ còn lại:
- Khổ 1: 3 dòng thơ, kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường.
- Khổ 2: 2 dòng thơ, kể vể sự ra đi của người lính.
- Số tiếng
- Số tiếng: 4 tiếng, ngắn gọn nhưng sắc nét, dứt khoát khắc họa hình ảnh người lính hi sinh vì Tổ quốc khi tuổi đời còn rất trẻ.
- Gieo vần
- Chủ yếu vần chân như lính - bình, lửa – nữa…
- Ngắt nhịp
- Nhịp 2/2, tác giả tạo điểm nhấn ở nhịp 1/3 nói lên sự mất mát, gợi cảm xúc tiếc thương, bùi ngùi.
- Hình ảnh người lính
- Em hãy tìm ra và kể tóm tắt những sự việc chính được tác giả đề cập trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.
Tóm tắt:
- Bài thơ kể về có một người lính tuổi đời còn rất trè, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên.
- Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã lên đường ra mặt trận để chiến đấu.
- Trong một trận chiến ác liệt, anh đã anh dũng hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn.
- Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí “nhân gian”.
- Những chi tiết, câu thơ nào đã khắc họa, miêu tả người lính? Từ đó em có nhận xét gì về đặc điểm, tính cách của người lính.
- Tuổi đời còn rất trẻ: chưa một lần yêu, còn mê thả diều…
- Giản dị, hiền hậu: ba lô con cóc, tấm áo màu xanh, cái cười hiền lành.
- Dũng cảm, kiên cường: trải qua cơn sốt rét giữa rừng, anh dũng chiến đấu và hi sinh.
- Người lính trẻ yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, giản dị và khiêm nhường trong cuộc sống đời thường.
- Tình cảm, cảm xúc đối với người lính
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Tìm những câu thơ được nhà thơ sử dụng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc trước sự hi sinh của người lính.
- Theo em, tình cảm được chứa đựng qua các câu thơ là gì?
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo
- Dòng thơ thể hiện tình cảm của đồng đội dành cho người lính trẻ đã hi sinh.
- Hình ảnh của anh được bạn bè thương nhớ, lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời, là động lực tiếp thêm cho đồng đội sức mạnh để tiếp tục chiến đấu.
Dải bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian
- Nỗi thương nhớ những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh.
- Tình cảm bao trùm bài thơ là nỗi xót thương xen lẫn tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
III. TỔNG KẾT
NỘI DUNG
Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diền nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho đất nước.
NGHỆ THUẬT
- Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình.
- Gieo vần cách đặc sắc (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau).
- Nhịp thơ 2/2; 1/3 linh hoạt tùy theo từng câu.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính luận.
LUYỆN TẬP
Đọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, ta như nghe được một câu chuyện về cuộc đời người lính. Em hãy hình dung và kể lại câu chuyện đó.
VẬN DỤNG
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn tập lại bài Đồng dao mùa xuân.
- Soạn bài: Thực hành tiếng Việt trang 42.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM THEO DÕI CỦA CÁC EM!
Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint ngữ văn 7 KNTT bài : Đọc - Đồng dao mùa xuân, bài giảng điện tử ngữ văn 7 Kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác