Soạn giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối bài: Thực hành tiếng việt - Dấu chấm lửng

Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kết nối tri thức mới bài bài: Thực hành tiếng việt - Dấu chấm lửng. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: DẤU CHẤM LỬNG

 

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG (flie ảnh)

- Yêu cầu: Các em hãy chỉ ra những dấu câu được dùng trong đoạn văn sau:

    Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ vừa mới kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn. Sáng tinh mơ, những chú chum bắt đầu líu lo tiếng hót chào đón ngày mới. Trong vườn những khóm cúc, huệ, loa kèn, hồng,… thi nhau khoe sắc. Trên cành lá đọng lại những hạt sương long lanh, lấp lánh như những viên pha lê quý hiếm. Ngoài đường xe cộ bắt đầu đi lại tấp nập, tiếng học sinh gọi nhau ý ới, tiếng các mẹ, các cô từ những khu chợ sáng, tiếng còi, tiếng gọi,… phá tan đi khoảnh khắc tĩnh mịch, nhộn nhịp và tràn đầy năng lượng.

à Trả lời: Các dấu câu được dùng trong đoạn văn: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu ba chấm.

- Câu hỏi: Trong đoạn văn trên,ngoài các dấu câu quen thuộc, có dấu câu nào các em cảm thấy lạ và chưa gặp bao giờ không?

à Trả lời: Trong đoạn văn có dấu phẩy, dấu chấm là quen thuộc. Ngoài ra, có dấu chấm lửng là lạ.

TÊN BÀI HỌC – NỘI DUNG BÀI HỌC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: DẤU CHẤM LỬNG

  1. Lí thuyết
  2. Định nghĩa
  3. Công dụng
  4. Luyện tập
  5. Bài tập 1
  6. Bài tập 2
  7. Bài tập 3

III. Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  1. Lí thuyết
  2. Định nghĩa

* Yêu cầu: Các em hãy đọc lại mục Dấu chấm lửng trong Tri thức ngữ văn (SHS, trang 26) và nêu định nghĩa dấu chấm lửng.

à Trả lời: Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

  1. Công dụng

* Yêu cầu: Trao đổi theo cặp: Đọc và thảo luận nội dung trong khung Nhận biết công dụng của dấu chấm lửng (SHS, trang 41-42).

à Trả lời:

- Phối hợp với dấu phẩy cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu cho câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thường có sắc thái hài hước, châm biếm.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Luyện tập
  2. Bài tập 1: Chỉ ra công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau:
  3. Nhưng tôi chạm ngay vào một vật rắn. Tôi níu lấy nó. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn... Tôi ngất đi.
  4. Chính chúng ta đã biết rõ hơn ai hết tốc độ con tàu này! Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc; muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng... chúng ta đã thoát chết!
  5. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần A-pô-lô đến thánh đường A-then-na Pờ-rô-nai-a, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của dấu trường, rạp hát,... bên bờ suối Cát-xta-lic.

- Tớ nghĩ ta nên quay lại điện thờ thần A-pô-lô, vì trong câu đố có nhắc đến vị thần đội vòng nguyệt quế và nhấn mạnh rằng chúng ra cần phải bày tỏ lòng thành kính... – Tôi kết luận sau khi đã kiểm tra một vòng.

- Có lí! Nhưng mà cái khoản bày tỏ lòng thành kính ấy, cậu bày tỏ đi nhé!

* Yêu cầu: Làm việc nhóm: Mối nhóm hoàn thành một đoạn theo phân công:

+ Nhóm 1: đoạn a                   + Nhóm 2: đoạn b                + Nhóm 3: đoạn c

à Trả lời:

  1. Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ lỡ, ngắt quãng.
  2. Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu của câu văn và chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
  3. Dấu chấm lửng trong câu văn thứ nhất cho biết các sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. Dấu chấm lửng trong hai câu văn sau thể hiện lời nói bỏ dở.

 

  1. Bài tập 2: Tìm trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ một câu có dấu chấm lửng với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bài trước.

* Gợi ý: Các em hãy đọc đoạn trích từ “Theo truyền thuyết ... – tôi khích” để tìm ra câu trả lời.

* Yêu cầu: Làm việc cá nhân

à Trả lời: Câu văn: Chẳng qua chỉ là cái ... ổ voi thôi mà! Ai bảo có người “mắt toét”! – Tôi khích

 

  1. Bài tập 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu sau:
  2. Cá Thấn Đồng và tôi đều tin “cái rốn” ấy hẳn vẫn còn ở trong đền chứ không thể là hòn đá Ôm-phê-ra-lốt kia.
  3. Câu nói đâu tiên chạy qua đầu hắn chắc chắn là: Sao có thể lưu giũa được những “hiện vật” này?

* Yêu cầu: Làm việc cặp đôi: Mỗi bạn sẽ chọn làm một trong hai câu a và b, sau đó sẽ trao đổi lại với nhau thống nhất đáp án.

à Trả lời (Gợi ý):

  1. Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt, nhằm nhấn mạnh vị trí trung tâm của vũ trụ

=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử ngữ văn 7 kết nối tri thức, giáo án powerpoint ngữ văn 7 KNTT bài: Thực hành tiếng việt - Dấu chấm, bài giảng điện tử ngữ văn 7 Kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC