Soạn giáo án điện tử ngữ văn 10 chân trời bài: Thực hành tiếng việt trang 50

Giáo án powerpoint ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo mới bài bài: Thực hành tiếng việt trang 50. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát kí hiệu:

Em hãy cho biết các dấu trên dùng để làm gì?

Các dấu trên dùng để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Cách đánh dấu phần tỉnh lược trong văn bản
  2. Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú
  3. Luyện tập (Thực hành làm bài tập)
  4. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin trong SGK và nêu các cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […].

Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,...

Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

Kết hợp một số cách nêu trên.

  1. Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú
  • Chú thích trích dẫn là gì? Ta cần phải trích dẫn như thế nào?
  • Cước chú là gì? Một cước chú có mấy phần? Đó là những phần nào?
  • Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/ xuất xứ của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng. Khi trích dẫn nguyên văn, phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Khi trích dẫn ý tưởng, chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép, có thể diễn đạt theo cách viết của mình nhưng cần đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.
  • Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm hai phần:
    • Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.
    • Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.

LUYỆN TẬP

HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT1.

Bài 1. Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).
  • Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.
  • Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

Giúp người đọc nắm bắt được

  • Tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của văn bản.
  • Thông tin chi tiết ở phần bị lược bỏ.

Bài 2. Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây ra khó khăn gì cho người đọc?

Gây khó khăn trong việc:

(1) Nắm bắt tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của văn bản.

(2) Nắm bắt thông tin chi tiết ở phần bị lược bỏ.

Bài 3. Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

  • Quan sát lại văn bản và tìm nhanh các lần trích dẫn của tác giả.
  • Thảo luận theo bàn để thống nhất ý kiến.
  • Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trích dẫn ba lần lời kể của hai người có trách nhiệm và am hiểu về đối tượng của văn bản thông tin. Các trích dẫn có chú thích đầy đủ tên họ, cương vị công tác có đủ tư cách để cung cấp những thông tin xác đáng về ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint ngữ văn 10 chân trời bài: Thực hành tiếng việt trang 50, bài giảng điện tử ngữ văn 10 CTST

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO