Soạn giáo án điện tử Lịch sử 8 KNTT Bài 8: Phong trào Tây Sơn (P1)
Giáo án powerpoint Lịch sử 8 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
- Em biết phong trào Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung đã có những đóng góp gì đối với lịch sử dân tộc?
- Việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung phản ánh điều gì?
Đóng góp của phong trào Tây Sơn:
Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Mở ra thời kì vàng son trong lịch sử nước ta, cuộc sống của người dân ấm no, có nhiều quyền lợi.
Đóng góp của Hoàng đế Quang Trung
Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa.
Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh.
Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia.
Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.
Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung:
- Bảo tàng Quang Trung lưu giữ những hiện vật mang tính lịch sử về một thời oanh liệt của dân tộc.
- Được xây dựng trên quê hương của người anh hùng áo vải Quang Trung.
- Mục đích: nhằm tưởng nhớ đến công lao to lớn của vua Quang Trung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
BÀI 8: PHONG TRÀO TÂY SƠN
NỘI DUNG BÀI HỌC
01 KHỞI NGHĨA TÂY SƠN BÙNG NỔ
Nhiệm vụ: Em hãy khai thác Tư liệu 1, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.34, 35 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Tây Sơn.
Tình hình chính quyền phong kiến Đàng Trong
- Giữa TK XVIII, tình hình Đàng Trong suy yếu nghiêm trọng.
- Bộ máy quan lại cồng kềnh và tham nhũng.
- Ruộng đất bị lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề.
- Nhân dân bất bình, oán hận.
- Mâu thuẫn đối với chính quyền chúa Nguyễn dâng lên đỉnh điểm.
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa.
Căn cứ ban đầu ở Tây Sơn thượng đạo, sau mở rộng xuống Tây Sơn thượng đạo.
Các em hãy theo dõi video sau về Anh em Tây Sơn chuẩn bị khởi nghĩa
Việc mở rộng địa bàn từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo cho em biết thêm điều gì về sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa?
Việc mở rộng địa bàn từ Tây Sơn thượng đạo xuống Tây Sơn hạ đạo cho thấy sự nhanh chóng quy tụ và tỏa rộng lực lượng, chiếm lĩnh toàn bộ mọi miền đất nước.
Mở rộng
Căn cứ Kiên Mỹ (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) là quê hương của ba anh em Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ).
Bảo tàng Quang Trung hiện nay được xây dựng trên nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ, điện thờ Tây Sơn là đình Kiên Mỹ, nhân dân xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, bí mật thờ ba anh em Tây Sơn. Trong kháng chiến chống Pháp, điện bị đốt cháy, năm 1958, nhân dân xây dựng lại điện trên nền cũ.
Đóng vai người dân sống ở thời kì đó, em hãy đưa ra một lí do để ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Vì sao nhân dân ủng hộ cuộc khởi nghĩa?
- Em có lí do nào giống hoặc khác với họ?
02 NHỮNG THẮNG LỢI TIÊU BIỂU
CỦA PHONG TRÀO TÂY SƠN
- Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
Em hãy quan sát sơ đồ Hình 8.3, đọc thông tin trong mục 2a - SGK tr.35, 36 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nối các thông tin về thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn.
Lưu ý: Trong bảng có thông tin đúng và thông tin gây nhiễu, em cần lựa chọn thông tin đúng và ghép nối.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Rút ra kết luận: Em hãy mô tả thắng lợi đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn.
Nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc chỉ huy, có cách đánh sáng tạo: tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn.
Bốn lần đánh vào Gia Định, lần tiến quân năm 1777 bắt giết được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
- Đánh tan quân Xiêm xâm lược
Em hãy quan sát lược đồ Hình 8.4 và cho biết: Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?
Đoạn sông này giữa dòng có cù lao Thái Sơn, hai bên sông có cây cối rậm rạp và nhiều kênh rạch nhỏ, rất phù hợp cho việc bố trí trận địa mai phục thủy – bộ.
Em hãy khai thác Tư liệu và đọc thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 2: Mô tả những nét chính (thời gian, người lãnh đạo, địa điểm, cách đánh, kết quả) về trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ. Thắng lợi này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Trận đánh Rạch Gầm – Xoài Mút | |
Thời gian | |
Người lãnh đạo | |
Địa điểm | |
Cách đánh | |
Kết quả | |
Ý nghĩa |
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 8 kết nối tri thức
Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công dân 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo