Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam

Giáo án powerpoint Địa lí 8 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem hình ảnh về giáo án

Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Soạn giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT Bài 4: Khí hậu Việt Nam

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Chúng ta biết được những thông tin gì từ bản tin dự báo thời tiết dưới đây?

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THUỶ VĂN VIỆT NAM

BÀI 4: KHÍ HẬU VIỆT NAM

NỘI DUNG BÀI HỌC

             Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

             Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

01 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

  1. Tính chất nhiệt đới

Đọc thông tin trong SGK, khai thác bảng 4.1 để trình bày tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.

Bảng 4.1. NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG, NĂM TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG LẠNG SƠN VÀ CÀ MAU (oC)

Trạm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

TB năm

Lạng Sơn

13,1

14,7

18,0

22,3

25,5

26,9

27,1

26,6

25,2

22,3

18,4

14,6

21,3

Cà Mau

25,6

26,2

27,3

28,5

28,2

27,7

27,4

27,3

27,2

27,0

26,8

26,6

27,1

Gợi ý tìm hiểu

  • Tính chất nhiệt đới được thể hiện qua các yếu tố nào?
  • Tính chất nhiệt đới ở hai trạm khí tượng Lạng Sơn và Cà Mau được thể hiện như thế nào?

Tính chất nhiệt đới

Nhiệt độ không khí trung bình năm cả nước trên 20°C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/năm, cán cân bức xạ từ 70 - 100 kcal/m/năm.

  1. Tính chất ẩm

Đọc thông tin trong SGK, khai thác bảng 4.2 để trình bày tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam.

Bảng 4.2. LƯỢNG MƯA VÀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ TRUNG BÌNH THÁNG TẠI TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ ĐÔNG (HÀ NỘI)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng mưa (mm)

28,2

26,5

45,0

83,1

189,4

232,5

254,6

293,5

228,8

184,8

87,4

36,9

Độ ẩm (%)

83,3

85,3

86,8

88,1

85,5

82,5

82,5

85,7

86,1

82,9

81,2

80,2

 

Lượng mưa lớn, trung bình dao động từ 1500 – 2000mm/năm.

Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%

  1. Tính chất gió mùa
  • Chia lớp thành 2 nhóm:
    • Nhóm 1: Tìm hiểu gió mùa đông.
    • Nhóm 2: Tìm hiểu gió mùa hạ.
  • Hình thức thể hiện kết quả làm việc nhóm: có thể thông qua bảng tổng kết hoặc sơ đồ tư duy, có các nội dung:
    • Thời gian hoạt động
    • Nguồn gốc
    • Hướng
    • Tác động, ảnh hưởng

Gió mùa mùa đông

Thời gian: tháng 11 – tháng 4 năm sau

Nguồn gốc: từ phía Bắc di chuyển xuống

Hướng gió: Đông Bắc là chủ yếu

Tác động, ảnh hưởng

Miền Bắc: nửa đầu mùa đông lạnh, khô; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

Miền Nam: gây mưa lớn ở vùng ven biển Nam Trung Bộ; khô nóng ở Tây Nguyên và Nam Bộ.

Gió mùa mùa hạ

Thời gian: tháng 5 – tháng 10

Nguồn gốc: Đầu mùa hạ thổi từ bắc Ấn Độ Dương; giữa và cuối mùa hạ di chuyển từ nam bán cầu lên.

Hướng gió: Tây Nam là chủ yếu

Tác động, ảnh hưởng

Đầu mùa hạ:

  • Gây mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
  • Phía đông dãy Trường Sơn và phía nam Tây Bắc có thời tiết khô nóng (gió Tây khô nóng).

Giữa và cuối mùa hạ: Thời tiết nóng ẩm mưa nhiều; có bão kèm theo mưa lớn.

Xem video sau để hiểu rõ hơn về tính chất gió mùa ở nước ta

02 Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam

Thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2 và Hình 4.2 SGK, hãy chứng minh sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam.

Phân tích biểu đồ

Lào Cai (104 m)

  • Nhiệt độ trung bình năm là 22,4°C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, gần 28°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 14,5°C.
  • Lượng mưa trung bình năm là 1 765 mm; tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, trên 350 mm; tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, khoảng 22 mm.

Sa Pa (1 583 m)

  • Nhiệt độ trung bình năm là 15,3°C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, khoảng 20°C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, khoảng 9°C.
  • Lượng mưa trung bình năm là 2 674 mm; tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7, trên 480 mm; tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12, khoảng 67 mm.

KẾT LUẬN

Sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam

Phân hoá theo chiều bắc – nam

Khí hậu trên phần đất liền của Việt Nam có thể chia thành hai miền:

  • Miền khí hậu phía Bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra.
    • Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.
    • Nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt.
    • Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
  • Miền khí hậu phía Namtừ dãy Bạch Mã trở vào.
    • Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C.
    • Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C.
    • Khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

Giải thích

Ranh giới tự nhiên giữa hai miền khí hậu là dãy Bạch Mã. Dãy Bạch Mã là bức tường tự nhiên chắn gió mùa Đông Bắc và tạo nên sự khác biệt giữa hai miền khí hậu:

  • Miền khí hậu phía Bắc có hai mùa là mùa đông và mùa hạ.
  • Miền khí hậu phía Nam chia hai mùa là mùa mưa và mùa khô.

Mùa đông và mùa hè ở miền Bắc

Mùa mưa và mùa khô ở miền Nam

Phân hoá theo chiều đông – tây

Khí hậu nước ta có sự phân hoá giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hoá phức tạp do tác động của gió mùa và hưởng của các dãy núi.

Phân hoá theo độ cao

  • Đai nhiệt đới gió mùa
  • Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  • Đai ôn đới gió mùa trên núi

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa trên núi

Độ cao TB

Miền Bắc

< 600 – 700 m

600 – 700 m ® 2600 m

> 2600 m

Miền Nam

< 900 – 1000 m

900 – 1000 m ® 2600 m

Khí hậu

Mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng > 25oC), độ ẩm thay đổi tuỳ nơi

Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng < 25oC), lượng mưa và độ ẩm tăng

Có tính chất ôn đới (quanh năm nhiệt độ < 15oC).

 

Tuyết rơi ở thị trấn Sapa (Lào Cai)

Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) với độ cao hơn 1 500m.

Du khách có thể trải nghiệm 4 mùa trong 1 ngày.

Sơ đồ tổng kết nội dung bài học

LUYỆN TẬP

 

--------------- Còn tiếp ---------------


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: giáo án điện tử Địa lí 8 kết nối tri thức, soạn giáo án powerpoint Địa lí 8 kết nối tri thức bài 4, giáo án điện tử Địa lí 8 KNTT bài 4 Khí hậu Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác