Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Chân trời bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC!
KHỞI ĐỘNG
Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật và có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động sống của sinh vật. Tuy nhiên tổng lượng nước mà rễ cây hấp hu vào chỉ có một lượng rất nhỏ được cây sử dụng, phần lớn lượng nước sẽ bị mất đi do quá trình thoát hơi nước ở lá. Đây là một “tai họa” đối với cây trong điều kiện môi trường khô hạn.
BÀI 29: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG
TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
- QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
- MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
- VẬN DỤNG HIÊU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIỄN
QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.
THẢO LUẬN NHÓM
- Nhiệm vụ: Đọc thông tin mục Tìm hiểu con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ + quan sát hình 29.1, trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK – tr131)
- Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?
- Quan sát Hình 29.1, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.
Kết quả:
Câu 1. Nhờ vào tế bào biểu bì ở rễ kéo dài tạo thành lông hút. Lông hút có nhiệm vụ hút nước và muối khoáng trong đất.
Câu 2. Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút (do một số tế bào biểu bì kéo dài tạo thành).
Đọc thêm
Nhiều loài cây gỗ lớn (thông, sồi,..), rễ không có lông hút, các loài này hút nước và muối khoáng từ đất nhờ nấm rễ. Đây là quan hệ cộng sinh giữa hệ rễ của thực vật và nấm. Trong mối quan hệ này, nấm hút nước và chất dinh dưỡng từ đất cung cấp cho thực vật thông qua các giác hút đâm vào trong tế bào rễ cây, ngược lại, thực vật cung cấp cho nấm hữu cơ.
Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Nhiệm vụ:
+ Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch dây.
+ Quan sát Hình 29.2, em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?
- Các chất có trong thành phần của:
Dịch mạch gỗ: nước, muối khoáng
Dịch mạch rây: các chất hữu cơ
- Các chất trong mạch gỗ và mạch rây được vận chuyển ngược chiều nhau:
- Chiều vận chuyển trong mạch gỗ: vận chuyển các chất từ rễ lên thân, lá (chiều đi lên)
- Chiều vận chuyển trong mạch rây: Vận chuyển các chất từ lá xuống thân, rễ (theo chiều đi xuống).
Tìm hiểu vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây
Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá, chỉ một phần nhỏ được cây sử dụng. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu diễn ra qua khí khổng, quá trình này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật.
Tìm hiểu vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây
Nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm bốn: Đọc thông tin SGK, quan sát hình 29.3 và trả lời 5 câu hỏi trong SGK.
- Thời gian: 10 phút.
- a) Tại sao vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?
- - Do ở lá cây có quá trình thoát hơi nước, khí không tập trung nhiều ở mặt dưới nên hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh nên ta thấy mát hơn.
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 29: Trao đổi nước và các chất, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác