Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Chân trời bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

 

BÀI 17. ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

  1. KHỞI ĐỘNG

Hãy đọc tên của các chẽ ghi ở trước xe và cho biết đấy nghĩa của từ được ghi trên xe.

Muốn dễ đọc tên, ta có thể dùng các giải pháp nào? Có thể dùng dụng cụ hỗ trợ gì?

Trả lời:

+ Chữ ghi trên xe là: AMBULANCE (xe cứu thương)

+ Muốn dễ đọc tên ta có thể sử dụng gương chiếu vào chữ trên xe và đọc chữ ở trong gương.

 

  1. NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
  3. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

 

III. PHẦN TRIỂN KHAI KIẾN THỨC

  1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng

Giới thiệu kiến thức:

+ Một đối tượng phát ra ánh sáng đến một dụng cụ quang học nào đó được gọi là vật đối với dụng cụ quang học đó.

Ví dụ: Đặt một nến trước gương, nến được gọi là vật đối với gương.

+ Một đối tượng tạo thành từ các tia sáng sau khi đi qua một dụng cụ quang học nào đó được gọi là ảnh đối với dụng cụ quang học đó.

Ví dụ: Đặt một nến trước gương, các tia sáng sau khi phản xạ qua gương tạo thành ảnh của nến mà ta quan sát được.

+ Ảnh ảo là ảnh mà chúng ta có thể quan sát được nhưng không thể xuất hiện trên một tờ giấy, tấm bìa, màn, …

+ Ảnh thật là ảnh mà chúng ta có thể quan sát trực tiếp trên màn, tấm bìa, ...

 

*Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng 

HS thực hiện thí nghiệm 1:

Thí nghiệm 1: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

- Chuẩn bị:

+ Một gương phẳng,

+ Một tấm bìa làm màn chắn,

+ Một cây nến (hoặc một dụng cụ học tập).

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Bước 1: Đặt gương phẳng thẳng đứng trên mặt bàn.

+ Bước 2: Đặt nến được thắp sáng ở trước gương và quan sát ảnh của nó trong gương (gọi nến quan sát được trong gương là ảnh của nến tạo bởi gương phẳng) (Hình 17.1).

+ Bước 3: Dùng tấm bìa đặt phía sau gương để kiểm tra xem có hứng được ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không.

 

HS thảo luận và trả lời Câu hỏi 1  SGK trang 86:

Câu 1: Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?

Trả lời:

Câu 1. Ảnh của nến tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.

=> Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo.

 

HS thực hiện thí nghiệm 2:


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử KHTN 7 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác