Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Chân trời bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI: Khi chơi thể thao, nhiệt độ cơ thể tăng hơn mức bình thường, đồng thời nhịp hô hấp cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?
- Khi vận động (chạy), các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể có cảm giác nóng lên, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng hơn mức bình thường, mồ hôi ra nhiều.
- Đồng thời nhu cầu trao đổi khí của cơ thể cũng tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi theo hướng vừa tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn), vừa tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn).
BÀI 22: VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
- Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
- Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
Quan sát Hình 22.1 SGK tr.105 và trả lời câu hỏi:
- Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể?
- Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để làm gì?
- Trao đổi chất ở sinh vật gồm những quá trình nào? Thế nào là trao đổi chất?
- Lấy những chất cần thiết từ môi trường (như oxygen, nước, chất dinh dưỡng) vào cơ thể.
- Thải ra những chất không cần thiết (như carbon dioxide, nhiệt, chất thải) khỏi cơ thể.
- Các chất được lấy từ môi trường được sử dụng để biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cho các hoạt động sống.
Quá trình trao đổi chất ở sinh vật:
- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
- Quá trình chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
- Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như oxygen, nước, chất dinh dưỡng) và thải ra những chất không cần thiết (như carbon dioxide, nhiệt, chất thải) ra ngoài môi trường.
Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
- Phân giải protein trong tế bào.
- Bài tiết mồ hôi.
- Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
- Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Thế nào là quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào? Nêu ví dụ.
Quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện thông qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
Tổng hợp đường glucose từ nước và cacbon dioxide trong quá trình quang hợp ở thực vật.
Phân giải đường glucose trong quá trình hô hấp tế bào.
HS đọc thông tin SGK tr.106 và trả lời câu hỏi:
Thế nào là chuyển hóa năng lượng?
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
Năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng được tích trữ trong các liên kết hóa học (hóa năng trong quá trình quang hợp).
Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?
- Quang năng à Hóa năng.
- Điện năng à Nhiệt năng.
- Hóa năng à Nhiệt năng.
- Điện năng à Cơ năng.
KẾT LUẬN
- Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường.
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Quá trình trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.
- Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.107 và trả lời câu hỏi:
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ.
- Tìm hiểu vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở các loài sinh vật.
- Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể: sản phẩm của các quá trình chuyển hóa trong tế bào tạo nên nguồn nguyên liệu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể, tham gia thực hiện chức năng năng của tế bào.
Protein là thành phần cấu tạo nên màng sinh chất.
Lipid là thành phần cấu tạo nên mô mỡ.
- Cung cấp năng lượng: quá trình phân giải các chất hữu cơ giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể như vận động, vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng sinh sản.
Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong ATP và cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
Cây khoai tây: Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển.
Con gà: Giúp cơ thể cảm ứng, vận động, sinh sản.
THẢO LUẬN CẶP ĐÔI
- Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại? Giải thích.
- Nhiệt độ cơ thể của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên đang làm việc trong văn phòng có gì khác nhau? Giải thích.
Khi quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật bị ngừng lại, cơ thể sinh vật sẽ chết.
Nhiệt độ cơ thể vận động viên đang thi đấu
Khi vận động viên đang thi đấu (chạy), các khối cơ bắp tăng cường chuyển hóa tạo năng lượng co cơ kèm theo sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể có cảm giác nóng lên, nhiệt độ tăng lên, mồ hôi ra nhiều.
Nhiệt độ cơ thể nhân viên đang làm việc trong văn phòng
Cơ thể không vận động nhiều, không có cảm giác nóng lên và nhiệt độ tăng lên nhiều.
KẾT LUẬN
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật như cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. Nhờ đó, sinh vật có thể duy trì sự sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:
- Sự chuyển hóa của sinh vật.
- Sự biến đổi các chất.
- Sự trao đổi năng lượng.
- Sự sống của sinh vật.
Câu 2. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình:
- Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
- Quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
Câu 3.
- Hãy dự đoán các tình huống có thể xảy ra khi khi con người không được cung cấp đủ nước uống, không khí và thức ăn.
- Giải thích thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách ra khỏi thân cây.
Câu 3.
- Các tình huống có thể xảy ra nếu con người :
- Không cung cấp đủ không khí: thiếu oxygen có thể dẫn tới tử vong.
- Không cung cấp đủ nước: quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
- Không đủ thức ăn: không có nguyên liệu kiến tạo cơ thể và năng lượng cho cơ thể hoạt động, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.
Câu 3.
- Lá cây khi bị tách ra khỏi thân cây là do nước vẫn tiếp tục thoát hơi qua lá nhưng lá không còn được bổ sung nguồn nước từ rễ nên có hiện tượng lá cây bị héo.
VẬN DỤNG
Câu 1.
- Cho các yếu tố: thức ăn, oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể.
- Cho các yếu tố: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, chất hữu cơ, nước. Xác định các yếu tố lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể thực vật.
VẬN DỤNG
Câu 1.
- Đối với cơ thể người:
Yếu tố lấy vào: thức ăn, oxygen.
Yếu tố thải ra/giải phóng: carbon dioxide, nhiệt năng, chất thải.
Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.
Yếu tố lấy vào: chất khoáng, năng lượng, oxygen, carbon dioxide, nước.
Yếu tố thải ra/giải phóng: oxygen, carbon dioxide, nước.
Yếu tố tích lũy: chất hữu cơ, ATP.
Câu 2. Hãy đề xuất một số biện pháp giúp tăng cường quá trình trao đổi chất ở cơ thể.
Ăn nhiều protein trong mỗi bữa ăn.
Uống nhiều nước lạnh hơn.
Đứng dậy đi lại nhiều hơn.
Ngủ đủ giấc ban đêm.
Thay các loại chất béo bằng dầu dừa.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bài tập phần vận dụng.
- Ôn lại nội dung kiến thức bài học.
- Học và chuẩn bị bài 23 – Quang hợp ở thực vật.
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 22: Vai trò của trao đổi chất, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác