Soạn giáo án điện tử KHTN 7 Chân trời bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo mới bài bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY.

Các sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú.

Để tìm hiểu thế giới tự nhiên, cần vận dụng phương pháp nào, thực hiện các kĩ năng gì và sử dụng các dụng cụ đo nào?

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong học tập
  • Thực hiện một số kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên
  • Sử dụng một số dụng cụ đo
  1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
  • Quan sát sơ đồ, đọc sách giáo khoa trang 6,7 và nêu các bước, nội dung các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

  • Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu: quan sát để nhận ra tình huống có vấn đề và đặt được các câu hỏi tìm hiểu vấn đề đó.
  • Bước 2: Hình thành giả thuyết: Dựa trên những quan sát và phân tích, có thể dưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1. Câu trả lời giả định này được gọi là giả thuyết.
  • Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết: Lựa chọn được mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra,…) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.
  • Bước 4: Thực hiện kế hoạch: thực hiện các nội dung trong kế hoạch đã đề ra như làm thí nghiệm, thu thập và xử lí số liệu, phân tích kết quả,...
  • Bước 5: Kết luận: Khẳng định giả thuyết được chấp nhận hay bác bỏ. Nếu giả thuyết bị bác bỏ sẽ quay lại bước 2.
  • Quan sát sơ đồ, tình huống minh họa, thảo luận trả lời câu luyện tập 1, 2, 3, 4, 5 sách giáo khoa trang 7.

Câu 1: Em hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó.

Một hiện tượng trong tự nhiên: Vào những ngày đông lạnh giá, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thường xuất hiện sương mù vào sang sớm hoặc chiều tối. Sáng sớm khi Mặt Trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc, bao phủ các ngôi nhà, con đường, … nhưng khi xuất hiện Mặt Trời, sương mù bay hơi nhanh chóng.

Câu 2: Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?

Nếu nhiệt độ thay đổi (tăng lên) thì hơi nước trong sương mù bay hơi nhanh chóng.

Câu 3: Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào?

Lựa chọn mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.

  • Mẫu vật: Nước đá
  • Dụng cụ thí nghiệm; chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt.
  • Phương pháp: thực nghiệm.
  • Muốn biết sự bay hơi của nước có bị ảnh hưởng bởi nhiệt hay không, ta tiến hành thí nghiệm đun nóng nước đá, ghi nhận nhiệt độ thay đổi khi đun đến khi có hiện tượng nước bay hơi hết.

Câu 4: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả.

Thí nghiệm này cho ta kết quả: khi nhiệt độ càng cao thì khả năng bay hơi của nước càng lớn.

+ Tiến hành thí nghiệm với các loại nước lỏng, rượu,... cũng cho ta kết quả tương tự.

Câu 5: Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em.

Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Như vậy giả thuyết trong ví dụ này được chấp nhận.

Tình huống minh họa :

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu:

Nguyên nhân nào đã thay đổi ở thực vật làm cho chúng ngày càng phát triển, tăng kích thước theo thời gian?

Bước 2: Hình thành giả thuyết

  • Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào, nên nguyên nhân thực vật tăng trưởng kích thước là do số lượng tế bào tăng lên.
  • Ở cùng một mẫu thực vật, nếu thực vật càng lớn thì số lượng tế bào trên các bộ phận của chúng sẽ càng nhiều.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Ta lập kế hoạch đếm số tế bào giữa cây trưởng thành và câu chưa trưởng thành: Chọn cây cùng loại, lấy thân cây trưởng thành và thân cây chưa trưởng thành, cắt thân cây theo chiều ngang; sử dụng kính hiển vi để quan sát tế bào, ghi lại số tế bào quan sát được, so sánh số lượng tế bào giữa chúng.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

Xử lí, phân tích dữ liệu, tiến hành so sánh số tế bào của cây trưởng thành và cây chưa trưởng thành. Ta thấy số tế bào của cây trưởng thành lớn hơn rất nhiều so với cây chưa trưởng thành

Bước 5: Kết luận:

Kết luận: Thực vật sinh trưởng do sự tăng kích thước và số lượng tế bào.

KẾT LUẬN

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước:

  • Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;

(2) Hình thành giả thuyết;

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết;

(4) Thực hiện kế hoạch;

(5) Kết luận.

  • Mendeleev tiến hành nghiên cứu và phát minh điều gì về sự sắp xếp các nguyên tố hóa học.
  • Mendeleev tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi : Liệu rằng có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo một trật tự nhất định?”. Sau đó ông phát minh ra bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học mang tên mình.

 

  • Galilei đã làm thí nghiệm gì, ở đâu để chứng minh mọi vật đều rơi với cùng một gia tốc rơi tự do.

Galilei làm thí nghiệm thả rơi tự do 2 vật có khối lượng khác nhau từ trên tháp nghiêng Pisa để chứng minh mọi vật đều rơi cùng một gia tốc rơi tự do.

  • Hooke đã chế tạo ra kính hiển vi quang học. Chế tạo này có ý nghĩa gì ?
  • Kính hiển vi quang học được phát minh bởi Hooke.
  • Công dụng: giúp quan sát những vật có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
  • Thành tựu: lần đầu tiên con người có thể quan sát được tế bào thực vật (mảnh bần).
  1. Kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên.

2.1 Kĩ năng quan sát

Quan sát các sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra các câu hỏi cần tìm hiểu khám phá. Câu trả lời đúng chính là nhưng kiến thức mới cho bản thân.

Câu 1: Hãy quan sát Hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

  • Bằng mắt ta có thấy có những giọt nước rơi từ trên trời xuống, ta gọi đó là hiện tượng mưa
  • Câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá: Vì sao lại có hiện tượng mưa trong tự nhiên? Nước mưa từ đâu mà có? Vì sao khi mưa lớn thường kém theo sấm sét, vv..

2.2 Kĩ năng phân loại.

Thu thấp dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.

Câu 2: Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Câu trả lời:

  • Nhóm động vật sống trên cạn: tê giác, hươu cao cổ, sư tử, trâu rừng, ngựa, thỏ, ...
  • Nhóm động vật sống dưới nước: Hà mã, vịt,cá sấu,...
  • Nhóm động vật sống biết bay: chim bồ nông,..

Câu 3: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

2.3 Kĩ năng liên kết

Vận dụng kiến thức để thu thập và xử lí dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vât, hiện tượng.

Câu 4: Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xứ lí số liệu và rút ra kết luận gì ?

 


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử KHTN 7 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 7 CTST bài 1: Phương pháp và kĩ năng học, bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác