Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Giáo án powerpoint khoa học 4 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Xem hình ảnh về giáo án

Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão
Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình ảnh sau

Nhờ đâu diều bay được lên cao?

> Diều bay được lên cao là nhờ gió

BÀI 6. GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO

NỘI DUNG BÀI HỌC

Sự chuyển động của không khí

Mức độ mạnh của gió

Phòng chống bão

  1. Sự chuyển động của không khí

Hoạt động nhóm: Đọc thông tin mô tả thí nghiệm (SGK tr.25), quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi:

  • Không khí bên trong và bên ngoài lọ, ở đâu nóng hơn?
  • Nến ở hình 2a tắt, trong khi nến ở hình 2b vẫn cháy. Vậy không khí đã vào lọ ở hình 2b theo cách nào để duy trì sự cháy?
  • Vì sao chong chóng ở hình 2c quay? Nguyên nhân làm không khí chuyển động và gió được hình thành như thế nào?

Không khí bên trong lọ nóng hơn không khí ở bên ngoài lọ

Không khí đã vào lọ ở hình 2b bằng cách đi qua phần hở dưới để duy trì sự cháy

Chong chóng ở hình 2c quay là vì có gió thổi từ phía dưới lên phía trên lọ

Nguyên nhân làm không khí chuyển động

Do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài lọ

Bên trong lọ khối không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh hơn từ bên ngoài lọ vào thay thế

Đẩy không khí nóng ra khỏi lọ tạo thành gió

Thảo luận nhóm

Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?

Hãy cho biết vào ban đêm, trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn

Quan sát hình 3a, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích.

Quan sát hình 3b, cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích.

Hình 3a

Ban ngày trên đất liền nóng hơn trên biển.

Gió thổi từ biển vào đất liền do không khí chuyển động từ biển vào đất liền và tạo thành gió.

Hình 3b

Ban ngày trên đất liền lạnh hơn trên biển.

Gió thổi từ đất liền ra biển do không khí chuyển động từ đất liền ra biển và tạo thành gió.

Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái Đất không nóng lên như nhau.

Phần đất liền sẽ nóng lên nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn.

  1. Mức độ mạnh của gió

Thảo luận nhóm

Quan sát hình 4 và cho biết:

  • Trường hợp nào chong chóng quay nhanh nhất, trường hợp nào chong chóng quay chậm nhất?
  • Qua thí nghiệm trên, hãy kết luận không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh hay nhẹ.

Chong chóng quay nhanh nhất khi bật quạt với mức độ mạnh nhất và quay chậm nhất khi ở mức độ quạt yếu nhất

Không khí chuyển động mạnh sẽ gây ra gió mạnh

Kết luận

  • Để phân biệt mức độ mạnh của gió, nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta đã chia mức độ mạnh của gió thành 18 cấp: từ cấp 0 ® cấp 17.
  • Gió lên đến cấp 6 – 7 gọi là áp thấp nhiệt đới, gió từ cấp 8 trở lên gọi là bão.

Quan sát hình 5, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi

So sánh mức độ mạnh của gió trong các hình. Dựa vào đặc điểm nào trong hình để so sánh mức độ đó?

Dự đoán cấp gió và nêu tác động của gió trong mỗi hình.

Gió đến cấp nào thì cần đề phòng những thiệt hại do tác động của nó gây ra?

  • Mức độ mạnh của gió tăng dần từ hình 5a đến 5e.
  • Dấu hiệu nhận biết: dáng đứng của cây, mái ngói và cửa của ngôi nhà, tốc độ bay của khói, cột cờ và lá cờ.
  • Dự đoán cấp độ gió ở các hình 5a - 5e tương ứng: 0 – 3, 4 – 5, 6 – 7, 8 – 9, 10 – 11.
  • Tác động của gió trong mỗi hình:

Hình 5a: không gây ảnh hưởng gì

Hình 5b: lá cờ bay, hướng của khói, lá cây thay đổi

Hình 5c: lá cờ căng, cây nghiêng, ngói lợp nhà bay, cửa sổ lung lay

Hình 5d: làm tốc mái nhà, bay cửa sổ, cây cối rung chuyển rất mạnh, rách lá cờ và cong cột cờ

Hình 5e: ảnh hưởng rất mạnh, làm nhà đổ sụp, cây cối bật gốc

  1. Phòng chống bão

Hoạt động 3.1. Đọc bản tin hình 6 và trả lời câu hỏi: Ở thời điểm nào trong ngày chúng ta cần đề phòng thiệt hại do gió gây ra?


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử khoa học 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án điện tử khoa học 4 kết nối, soạn giáo án powerpoint khoa học 4 kết nối tri thức bài 6, giáo án khoa học 4 KNTT Bài 6: Gió, bão và phòng chống bão

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác