Soạn giáo án điện tử khoa học 4 KNTT Bài 10: Âm thanh và sự truyền âm thanh
Giáo án powerpoint khoa học 4 kết nối tri thức mới. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.
Xem hình ảnh về giáo án
Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Trên đường từ nhà đến trường em có thể nghe thấy những âm thanh nào?
Tiếng chim hót
Tiếng người nói chuyện
BÀI 10. ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Sự lan truyền âm thanh
- Âm thanh và nguồn phát âm thanh
Hoạt động 1.1
Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Nếu ta gõ vào mặt trống thì các vụn xốp sẽ như thế nào?
Dự đoán: Các vụn xốp chuyển động.
Tiến hành thí nghiệm
Mô tả chuyển động của các vụn giấy, cảm giác của tay khi đặt nhẹ lên mặt trống
Các vụn xốp nảy lên, rơi xuống nhịp nhàng, tay cảm thấy rung.
Hoạt động 1.2
Đặt tay vào cổ và hát một câu hát
Em có nghe thấy âm thanh không? Tay em có cảm giác thế nào? Âm thanh đó phát ra từ đâu?
Có âm thanh phát ra
Tay cảm thấy rung
Âm thanh phát ra từ dây thanh đới
Các vật phát ra âm thanh có đặc điểm chung gì?
Đều rung động
KẾT LUẬN
Các vật phát ra âm thanh đều rung động.
Câu hỏi mở rộng
Hãy cho biết nguồn phát âm thanh ở hai thí nghiệm trên. Khi vật phát ra âm thanh chúng có đặc điểm gì giống nhau?
Nêu ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động.
Nguồn phát ra âm thanh ở:
- Thí nghiệm hình 1: mặt trống bị gõ.
- Thí nghiệm hình 2: Dây thanh đới khi hát.
> Điểm giống nhau: đều rung động khi phát ra âm thanh.
Ví dụ khác về vật phát ra âm thanh thì rung động:
- Gõ tay lên mặt bàn, mặt bàn rung động và phát ra âm thanh.
- Tiếng gió thổi vù vù.
- Không khí rung động phát ra âm thanh.
- Tiếng hát từ màng loa, màng loa rung động phát ra âm thanh.
- Sự lan truyền âm thanh
Nếu bật chuông đồng hồ reo thì em có nghe được tiếng chuông không?
Tiếng chuông đồng hồ truyền đến tai em qua chất nào?
Nếu bật chuông đồng hồ reo thì có nghe được tiếng chuông
Tiếng chuông đồng hồ truyền qua chất khí
Câu hỏi mở rộng
Nếu bật chuông đồng hồ reo và đặt đồng hồ vào túi ni-lông, buộc lại rồi thả vào bình nước thì em có thể nghe được tiếng chuông không? Nếu nghe được thì tiếng chuông đồng hồ truyền đến tai em qua chất nào?
Có nghe được tiếng chuông
Tiếng chuông truyền qua chất lỏng và chất rắn
Quan sát thí nghiệm chứng minh
2 – 3 học sinh lên áp tai vào thành bình, tai kia bịt lại.
Em có nghe được tiếng chuông đồng hồ hay không?
KẾT LUẬN: Tiếng chuông đồng hồ truyền qua nước và thủy tinh đến tai
Tìm một số ví dụ âm thanh truyền qua chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều