Soạn giáo án điện tử HĐTN 8 KNTT Chủ đề 7: Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 2)
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức mới Chủ đề 7: Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 2). Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Các em hãy đọc nội dung thông tin cho sẵn dưới đây và trả lời câu hỏi: Đọc xong thông tin, em hãy nêu hậu quả mà sóng thần Nhật Bản để lại?
Thảm họa kép tại Nhật Bản 12 năm trước
Lúc 14 giờ 46 phút ngày 11/3/2011, một trận động đất cường độ 9 đã xuất hiện ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Tâm chấn cách vùng Tohoku khoảng 70km, ở độ sâu khoảng 32km. Trận động đất kéo dài trong 6 phút và gây ra sóng thần cao hơn 40m. Trong ảnh: Đợt sóng tràn vào thành phố Miyako, tỉnh Iwate sau trận động đất ngày 11/3/2011. Theo Cục Khí tượng Nhật Bản, đây là trận động đất mạnh nhất được ghi nhận trong lịch sử đất nước này, nguyên nhân là do một đường đứt gãy dài 450km của mảng kiến tạo vỏ Trái đất ở vùng bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản đã bị dịch chuyển tới 30m trong 3 phút. Các số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản (NPA) cho thấy, thảm họa động đất, sóng thần đã cướp đi sinh mạng của 15.900 người và khiến 2.523 người bị mất tích, chủ yếu là ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ và làm ngập các lò phản ứng, gây ra thảm họa nghiêm trọng. Thảm họa đã làm tê liệt nhà máy điện Fukushima Daiichi, buộc hơn 160.000 cư dân phải sơ tán vì rò rỉ phóng xạ trong không khí.
Thảm họa kép tại Nhật Bản 12 năm trước
Sóng thần nhấn chìm khu dân cư ở Natori, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản
Nhân viên cứu nạn tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát gần bờ biển ở Rikuzentakata, tỉnh Iwate, ngày 19/3/2011
Đám cháy bùng phát ở khu vực cảng của thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima
Hình ảnh được chụp từ trực thăng của Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (GSDF) cho thấy khu trung tâm của thị trấn Minamisanriku, tỉnh Miyagi, một ngày sau khi bị sóng thần san phẳng
CÂU TRẢ LỜI
Hậu quả trận sóng thần Nhật Bản để lại là:
Những ngôi nhà bị nước cuốn trôi
Xuất hiện xoáy nước khổng lồ
Nhiều người bị mất mạng, mất tích
Gây thiệt hại lớn về tài sản
Sóng thần đã tràn qua các hệ thống bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima và làm ngập các lò phản ứng, gây rò rỉ phóng xạ trong không khí
CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Tuần 4 – Tiết 2: Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (Tiết 2)
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2:
Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương
Làm việc theo nhóm
Cả lớp chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm đọc gợi ý (SGK – tr.54) và thảo luận với nhau về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro đối với một số loại thiên tai.
Gợi ý: Một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro đối với một số loại thiên tai có thể kể đến như:
- Chủ động, thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Thông báo với những người dân về hiện tượng sẽ xảy ra để mọi người chuẩn bị trước.
Gợi ý: Một số biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro đối với một số loại thiên tai có thể kể đến như:
- Gia cố nhà cửa, chuồng vật nuôi.
- Chuẩn bị sẵn túi thuốc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch và các vật dụng cần thiết.
- Sơ tán người dân và vật nuôi đến những nơi an toàn khi cần thiết.
Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
Hoạt động theo nhóm
Các nhóm quan sát mẫu kế hoạch gợi ý (Mục 2, SGK – tr.54) và thảo luận để lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
MẪU KẾ HOẠCH GỢI Ý
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG VỀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP BÃO LŨ
Nhóm thực hiện: Phạm Hồng Anh (trưởng nhóm), Nguyễn Quang Anh, Trần Ngọc Linh, Đỗ Hà Phương, Lê Lan Ngọc.
Mục đích truyền thông: Nâng cao nhận thức cho người dẫn địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Đối tượng truyền thông: Người dân ở địa phương.
Địa điểm tổ chức truyền thông: Nhà văn hóa của địa bàn dân cư.
Thời gian tổ chức truyền thông: Chủ nhật, tuần 2 tháng 3.
Nội dung truyền thông:
- Thực trạng thiên tai ở địa phương trong khoảng 3 đến 5 năm qua và thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân ở địa phương.
- Biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Soạn giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức Chủ đề 7: Truyền thông về biện pháp, GA powerpoint Hoạt động trải nghiệm 8 kntt Chủ đề 7: Truyền thông về biện pháp, giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức Chủ đề 7: Truyền thông về biện pháp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 8 kết nối tri thức
Giáo án KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử KHTN 8 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công nghệ 8 kết nối tri thức
Giáo án Tin học 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 kết nối tri thức
Giáo án Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử công dân 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án điện tử âm nhạc 8 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử mĩ thuật 8 kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 8 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 8 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 8 cánh diều
Giáo án tất cả các môn lớp 8 chân trời sáng tạo