Soạn giáo án điện tử Công nghệ trồng trọt 10 kết nối bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
Giáo án powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức mới bài bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Giống cây trồng trên được tạo ra bằng những phương pháp nào? Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng có những điểm gì giống và khác nhau?
BÀI 12: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Các phương pháp chọn giống cây trồng
- Một số phương pháp tạo giống cây trồng
- Các phương pháp chọn giống cây trồng
- Chọn lọc hỗn hợp
Chọn lọc hỗn hợp là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn đề gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. Quá trình được lặp lại cho đến khi đạt kết quả chọn giống mong muốn.
Hoạt động nhóm đôi
- Giải thích được ý nghĩa từng bước trong sơ đồ 12.1.
- Nêu đối tượng áp dụng, ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp.
Vụ 1
Gieo trồng quần thể giống khởi đầu ( giống ban đầu trước khi chọn loc) (1), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt
Vụ 2
Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống khởi đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống
Vụ 3
Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu
Đối tượng áp dụng
- Cây tự thụ phần và cây giao phấn:
- Đối với cây tự thụ phấn (lúa, cà chua...) thường áp dụng chọn lọc hỗn hợp một lần.
- Các cây giao phấn (ngô, bầu, dưa chuột,...) thường áp dụng chọn lọc hỗn hợp nhiều lần.
- Ưu điểm: tiến hành đơn giản, để thực hiện, ít tốn kém.
- Nhược điểm: không đánh giá được đặc điểm di truyền từng cá thể, vì vậy hiệu quả chọn lọc thường không cao.
- Chọn lọc cá thể
Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của chọn giống. Chọn lọc cá thể thường áp dụng đối với các cây tự thụ phấn.
Hoạt động nhóm đôi
- a) Giải thích được ý nghĩa từng bước trong sơ đồ 12.2.
- b) Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể.
- Ưu điểm: chọn giống nhanh đạt được kết quả, giống có độ đồng đều cao, năng suất ổn định.
- Nhược điểm: do hạt của các cây được chọn cần bảo quản và gieo trồng riêng nên đòi hỏi tiến hành công phu, tồn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng để đánh giá.
- Một số phương pháp tạo giống cây trồng
- Tạo giống bằng phương pháp lai
- a) Tạo giống thuần chủng
- Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước.
Hoạt động nhóm 4
- a) Nêu các bước trong quy trình tạo giống thuần chủng bằng phương pháp lai đơn trong hình 12.3.
b, Quan sát hình 12.4, nêu các đặc điểm nổi bật của các giống thuần chủng từ phương pháp lai đơn
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ trồng trọt 10 Kết nối, giáo án powerpoint Công nghệ trồng trọt 10 kết nối bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo, bài giảng điện tử Công nghệ trồng trọt 10 kết nối
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác