Soạn giáo án điện tử công nghệ thiết kế 10 cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc
Giáo án powerpoint công nghệ thiết kế 10 Cánh diều mới bài bài 9: Hình chiếu vuông góc. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.












Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!
Nội dung giáo án
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Tại sao hình chiếu của quả bóng không phải là hình tròn?
Khi nào thì hình chiếu của quả bóng này là hình tròn?
Khi tia nắng vuông góc với mặt sân thì kích thước của quả bóng trên mặt sân và đường kính quả hàng có bằng nhau không? Tại sao?
BÀI 9
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phương pháp hình chiếu vuông góc
Vẽ hình chiếu vuông góc
PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Thảo luận cặp đôi
- Vật thể nằm ở vị trí nào so với mặt phẳng hình chiếu theo hướng chiếu của người quan sát?
- Vì sao phải xoay mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh về trùng với mặt phẳng hình chiếu đứng?
Thảo luận cặp đôi
- Với vị trí của vật thể và hướng nhìn của người quan sát trên hình 9.2, hãy mô tả vị trí của các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh so với vị trí của vật thể.
- Em có thể giải thích vì sao lại gọi là hình chiều vuông góc?
- Quan sát các hình chiếu trên hình 9.4 và cho biết quan hệ về vị trí giữa các hình chiếu đó với nhau.
- Đọc tên các hình chiếu trên hình 9.4.
- Chỉ rõ các nét đứt mảnh trên hình 9.4 thể hiện những cạnh nào của vật thể?
Cho biết sự khác nhau về vị trí các hình chiếu giữa 2 phương pháp chiếu.
TỔNG KẾT
- Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ). Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hình chiếu.
- Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:
Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
Phương pháp góc chiếu thứ ba.
Phương pháp góc chiếu thứ nhất
- Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.
- Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu.
- Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90°, mặt phẳng hình chiếu cạnh (MPHCC) sang phải một góc 90° để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng.
Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc
Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.
Đường bao khuất, cạnh khuất về bằng nét đứt mãnh.
Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, về đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài – chấm – mảnh.
VẼ HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
BƯỚC 1
Phân tích vật thể thành các khối hình học cơ bản
Vật thể được tạo bởi ba khối hình học đơn giản.
- Khối hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước: 60 × 40 × 20 mm;
- Khối hộp chữ nhật thứ hai có kích thước: 40 × 20 × 45 mm và khối hình trụ có kích thước: Ø = 20, h=20 mm.
BƯỚC 2
Chọn hướng chiếu chính, xác định tỉ lệ
- Mặt nào của vật thể trên hình 9.7 nên được chọn để vẽ hình chiếu đứng. Vì sao?
- Tỉ lệ vẽ trong trường hợp này được chọn như thế nào để phù hợp với khổ giấy A4.
- Trong trường hợp này là mặt có hình chữ T vì mặt đó thể hiện rõ nhất hình dạng của vật thể.
- Tỉ lệ 1:1 là phù hợp với khổ giấy A4.
=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử Công nghệ thiết kế 10 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ thiết kế 10 Cánh diều, giáo án powerpoint công nghệ thiết kế 10 Cánh diều bài 9: Hình chiếu vuông góc, bài giảng điện tử công nghệ thiết kế 10 Cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác