Soạn giáo án dạy thêm Toán 5 CTST bài 20: Số thập phân bằng nhau

Soạn chi tiết đầy đủ bài 20: Số thập phân bằng nhau giáo án dạy thêm Toán 5 chân trời sáng tạo. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 20 – SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

  • Ôn tập, củng cố cách hiểu thế nào là hai số thập phân bằng nhau.

  • Biết viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

  • Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến số thập phân bằng nhau.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với bạn bè, thầy cô để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, làm bài tập và ôn luyện các kiến thức đã học.

Năng lực riêng:

  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Ôn tập và củng cố cách hiểu về hai số thập phân bằng nhau; biết viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.

  • Năng lực mô hình hóa toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến số thập phân bằng nhau.

3. Phẩm chất:

  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

  • Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Gợi nhớ kiến thức đã học trên lớp cho HS.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hãy chọn số đúng”.

+ Luật chơi: GV nêu câu hỏi. HS giờ bảng ghi đáp án phù hợp đối với mỗi câu hỏi. Trả lời sai câu nào sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. HS trả lời đúng nhiều câu nhất là người chiến thắng.

Câu hỏi gợi ý:

1. Số thập phân thích hợp điền vào chỗ chấm của 1,750 km = ... km là:

A. 17,5.

B. 1,75.

C. 0,175.

D. 175,1.

2. Chọn đáp án sai

A. Con gà nặng 2,08 kg và con vịt nặng 2,80 kg. Vậy con gà và con vịt có khối lượng bằng nhau.

B. Đoạn dây của Lan dài 1,12 m, đoạn dây của Hiệp dài 1,120 m. Vậy đoạn dây của Hiệp bằng đoạn dây của Lan.

C. Theo kế hoạch, mỗi ngày công nhận sẽ làm làm được 1,120 km đường nghĩa là đội công nhân sẽ làm được 1,12 km đường.

D. Minh đã uống 0,2500 lít sữa nghĩa là Minh đã uống 0,25 lít sữa.

3. Số thập phân 15,500 được viết dưới dạng gọn nhất là:

A. 155.

B. 0,155.

C. 1,55

D. 15,5.

4. Cặp số thập phân nào sau đây có số chữ số ở phần thập phân bằng nhau?

A. 14,20 và 9,5.

B. 101,3 và 0,66.

C. 29,16 và 0,55.

D. 12,98 và 54,125.

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách hiểu thế nào là hai số thập phân bằng nhau.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV nhắc lại kiến thức:

Nếu viết thêm (hoặc bỏ bớt) chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng số đó.

- GV nêu câu hỏi:

+ HS1: Em hãy lấy ví dụ hai số thập phân bằng nhau.

+ HS2: Thêm hoặc bớt chữ số 0 thích hợp để phần thập phân của các cặp số sau bằng nhau. 

0,49 và 1,5

18,360 và 2,93

- GV nhận xét, tuyên dương HS ghi nhớ bài tốt, sau đó chuyển sang nội dung làm bài tập.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách viết thêm (hoặc bỏ bớt) chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1: Viết các số thập phân sau dưới dạng gọn hơn (theo mẫu):

a) 31,0200;

b) 4,90;

c) 35,0080;

d) 100,100;

e) 2 001,50;

g) 3,0400.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- GV mời 1 - 2 HS lên bảng trình bày.

- GV chốt đáp án.

Bài tập 2: Hãy viết thêm các chữ số 0 thích hợp để phần thập phân của mỗi cặp số sau có chữ số bằng nhau.

.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi.

Đáp án:

1

2

3

4

B

A

D

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

- HS trả lời:

+ HS1: Ví dụ:

So sánh 1,250 và 1,25

Ta có: 1,250 = ; 1,25 =

Vì   nên 1,250 = 1,25

+ HS2:

Thêm 1 chữ số 0 ở phần thập phân của 1,5 thì được số 1,50.

Bớt 1 chữ số 0 ở phần thập phân của 18,360 thì được số 18,36.

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

a) 31,0200 = 31,02;

b) 4,90 = 4,9;

c) 35,0080 = 35,008;

d) 100,100 = 100,1;

e) 2 001,50 = 2 001,5;

g) 3,0400 = 3,04.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

-------------

………..Còn tiếp………..


=> Xem toàn bộ Giáo án dạy thêm Toán 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Toán 5 chân trời sáng tạo, giáo án bài 20: Số thập phân bằng nhau dạy thêm Toán 5 CTST, soạn giáo án dạy thêm bài 20: Số thập phân bằng nhau Toán 5 chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác