Soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều Chuyên đề 2 bài 3: Căn chỉnh hộp văn bản và lưu trữ file
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 Chuyên đề 2 bài 3: Căn chỉnh hộp văn bản và lưu trữ file sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 3: CĂN CHỈNH HỘP VĂN BẢN VÀ LƯU TRỮ FILE (1 TIẾT)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Sử dụng được các công cụ định dạng để bố trí thông tin văn bản một cách cân đối, hợp lí.
- Lưu trữ được bài trình chiếu với các kiểu tệp phù hợp cho các mục đích sử dụng sau này.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học, chủ động tìm hiểu, đọc và tìm kiếm thêm các tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Biết bố trí các hộp văn bản một cách linh hoạt.
- Biết lưu trữ bài trình chiếu bằng những kiểu tệp phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau.
- Phẩm chất
- Có thái độ nghiêm túc, chu đáo và cẩn thận trong quá trình chuẩn bị.
- Năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, SGV Chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Slide với các hộp văn bản có hai hoặc ba mục, mỗi mục có một số mục con và chưa được căn chỉnh.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 10.
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Căn chỉnh hộp văn bản và lưu trữ file.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, gợi mở, dẫn dắt kiến thức để HS bước vào bài học.
- Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS nêu được thông tin về khoảng cách giữa các hộp văn bản trong một slide.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Quan sát và cho biết thông tin về khoảng cách giữa các hộp văn bản trong một slide khi giữ chuột vào một hộp văn bản bất kì.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, xung phong trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình thức trình bày thông tin trên màn hình trình chiếu rất quan trọng. Mọi sai sót nhỏ khó nhận thấy khi soạn thảo ở slide sẽ bộc lộ rõ khi được phóng to và chiếu lên màn hình. Vậy làm thế nào để bố trí thông tin văn bản một cách cân đối, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay –Bài 3: Căn chỉnh hộp văn bản và lưu trữ file.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Căn chỉnh hộp văn bản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách kiểm tra các hộp văn bản đã được căn lề, khoảng cách cân đối, hợp lí hay chưa.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách căn chỉnh hộp văn bản.
- Sản phẩm: HS bố trí được các hộp văn bản một cách linh hoạt.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: Khi thông tin đưa ra đa dạng, chi tiết hơn và kịch bản trình bày phức tạp hơn thì đòi hỏi cần phải bố trí các hộp văn bản một cách linh hoạt. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.33 và đặt câu hỏi: + Những hộp văn bản chứa thông tin cùng một mức cần được căn chỉnh và dãn dòng như thế nào? + Tại sao cần tinh chỉnh lề và khoảng cách các hộp văn bản? - GV thao tác trên máy cho HS quan sát, đầu tiên cho HS xem dạng chưa được căn chỉnh, sau đó nháy chuột vào hộp văn bản bất kì để thấy các thông tin hỗ trợ, trên cơ sở đó hướng dẫn HS căn chỉnh các loại khoảng cách. - GV giới thiệu cho HS: Phần mềm trình chiếu dùng các đường nét đứt chỉ vị trí căn lề cũng như khoảng cách giữa các dòng và hộp văn bản, hỗ trợ người dùng căn chỉnh các đối tượng trên slide. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK và thực hiện nhiệm vụ. - HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát GV thao tác trên máy tính. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS giơ tay trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hộp văn bản cần được định dạng và căn chỉnh hợp lí. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Căn chỉnh hộp văn bản - Những hộp văn bản chứa thông tin cùng một mức phải được căn chỉnh thẳng hàng theo lề trái, khoảng cách giữ các dòng phải giống nhau. - Cần tinh chỉnh lề và khoảng cách để thể hiện tính nghiêm túc trong công việc và thái độ tôn trọng tới người nghe. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chọn kiểu chữ, cỡ chữ và lưu bài trình chiếu
- Mục tiêu:
- HS thấy được tầm quan trọng của việc chọn kiểu chữ, cỡ chữ hợp lí trong bài trình chiếu.
- Biết lưu trữ bài trình chiếu với các kiểu tệp phù hợp với mục đích sử dụng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách chọn kiểu chữ và chữ trong phần mềm trình chiếu, cách lưu bài trình chiếu.
- Sản phẩm:
- HS trình bày được kiểu chữ đơn giản, cân đối, cỡ chữ hợp lí.
- HS lưu được bài trình chiếu với kiểu tệp phù hợp với các mục đích sử dụng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Nhiệm vụ 1: Chọn kiểu chữ và cỡ chữ - GV yêu cầu HS ta đọc thông tin mục 2 SGK tr.34 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu các lưu ý khi chọn kiểu chữ và cỡ chữ khi trình bày bài trình chiếu. + Em hãy xác định cỡ chữ nhỏ nhất có thể chọn với kiểu chữ Arial để mọi chỗ ngồi trong lớp đều đọc được thông tin từ màn hình máy chiếu. - GV có thể minh họa cho HS thấy sự phản cảm khi chọn cỡ chữ quá nhỏ hay quá to. - GV đặt câu hỏi: Vì sao không nên chọn chữ quá to khi trình chiếu? * Nhiệm vụ 2: Lưu bài trình chiếu - GV giới thiệu cho HS: Khác với văn bản soạn thảo bình thường, thông tin soạn thảo trên các slide có thể được dùng với nhiều mục đích khác nhau như để trực tiếp trình chiếu khi thuyết trình, để trình chiếu tự động, để phục vụ in dưới dạng văn bản… do đó, hệ thống có nhiều cách lưu trữ khác nhau. - GV cho HS đọc mục 3 SGK tr.34 và thực hiện yêu cầu: Em hãy kể tên các kiểu tệp thường dùng khi lưu bài trình chiếu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. - HS quan sát GV hướng dẫn. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập. |
2. Cách chọn kiểu chữ và cỡ chữ - Những lưu ý: + Các kiểu chữ trình bày cần đơn giản, cân đối, quen thuộc với đa số người xem: Times New Roman, Arial, Courier New. + Khi cần thiết nhấn mạnh một đoạn hay cụm từ có thể chọn các kiểu chữ bóng, in đậm, đổi màu… + Cỡ chữ phải chọn sao cho người ngồi xa nhất trong phòng vẫn có thể đọc được thông tin trên màn hình trình chiếu. + Tránh đưa ra một lúc quá nhiều thông tin, cần giữ tốc độ trình bày vừa và đủ. - Cỡ chữ phù hợp thường trong phạm vi từ 20 đến 26. - Không nên chọn chữ quá to vì việc chọn chữ quá to sẽ làm loãng thông tin trình bày và gây sự khó chịu với người xem. 3. Lưu bài trình chiếu - Các kiểu tệp thường dùng là: + .pptx: cho phép sửa đổi, chỉnh lí và trình chiếu từ slide tùy chọn. + .ppsx: sẵn sàng để trình chiếu từ slide đầu tiên. + .mp4: dạng video tự động trình chiếu cùng với mọi hiệu ứng đã cài đặt. + .pdf: để in các slide. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành lưu file trình chiếu, tiến hành căn chỉnh lề và khoảng cách giữa các hộp.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành, hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.34 - 35.
- Sản phẩm: Bài làm của HS, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc và hoàn thành bài tập 1, 2 phần Luyện tập (SGK - tr.34, 35):
Bài 1. Tạo slide với một số đối tượng, gắn hiệu ứng chuyển động và thay đổi tham số trong nhóm Timing của dải lệnh Animations (Hình 3), lưu kết quả dưới kiểu file ".mp4". Xem lại file video và quan sát kết quả của việc đặt thời gian.
Bài 2. Tạo file chứa bốn hộp văn bản, tiến hành căn chỉnh lề và khoảng cách giữa các hộp, quan sát những thông tin hệ thống cung cấp trong quá trình điều khiển khoảng cách.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS trình bày kết quả bài tập phần Luyện tập.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét và nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá và thao tác mẫu cho HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được củng cố kĩ năng tạo một bài trình chiếu.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thao tác trên máy tính, hoàn thành các bài tập phần Vận dụng SGK tr.35.
- Sản phẩm: Bài làm của HS, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 1, 2 phần Vận dụng (SGK - tr.35)
Bài 1. Em hãy tìm các hình ảnh và tạo một bài trình chiếu giới thiệu về khung cảnh Đèo Ngang với mục đích minh họa bốn câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Bài 2. Tạo một slide giới thiệu đặc sản địa phương nơi em sống, lưu file ở dạng sẵn sàng trình chiếu từ slide đầu tiên và lưu file ở dạng để in các slide.
- GV gợi ý cho HS, có thể sưu tầm và sử dụng các hình ảnh lấy xuống từ mạng. Các hình ảnh bao giờ cũng phải được đưa vào slide với thông tin văn bản giải thích ngắn gọn. File kết quả không cần quá lớn, một hoặc hai slide là đủ.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày sản phẩm trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét và nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá và thao tác mẫu cho HS.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Căn chỉnh hộp văn bản
+ Cách chọn kiểu chữ và cỡ chữ
+ Lưu bài trình chiếu
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4 – Quản lí trình chiếu và kết nối đa phương tiện.
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề tin học 10 theo định hướng tin học ứng dụng cánh diều
Soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều Chuyên đề 2 bài 3: Căn chỉnh hộp, GA word chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cd Chuyên đề 2 bài 3: Căn chỉnh hộp, giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 10 cánh diều Chuyên đề 2 bài 3: Căn chỉnh hộp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác