Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 KNTT Bài 8 TH tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 8 TH tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../…..
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Củng cố kiến thức theo bài học Thực hành tiếng Việt – Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tố hình thức (bao gồm phương tiện phi ngôn ngữ) trong việc làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin.
- Biết tạo lập một văn bản thông tin liên quan đến những nội dung được học dưới dạng infographic.
- Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, Huy động tri thức, kỹ năng, trải nghiệm nền của học sinh mà học sinh đã được học về trợ từ, thán từ từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân trả lời một số câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu học sinh: Em hãy nêu một số phương tiện phi ngôn ngữ thường hay sử dụng trong văn bản?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe, nhận xét đồng đẳng và bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gợi mở: Hình ảnh, biểu đồ, inforgraphic,….
- GV dẫn dắt vào bài học: Đọc, tiếp nhận và tạo lập một văn bản thông tin là một nhu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng thành thạo phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ, văn bản thông tin còn sử dụng các loại phương tiện khác để cung cấp thông tin cụ thể, chính xác đồng thời làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin - đó là phương tiện phi ngôn ngữ. Vậy thế nào là phương tiện phi ngôn ngữ và cách thức sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin thế nào cho hiệu quả, hôm nay chúng ta sẽ củng cố kiến thức về phần thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
- CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức Thực hành tiếng Việt – Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành luyện tập.
- Sản phẩm học tập: HS nhắc lại lý thuyết và chuẩn kiển thức GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân: Nêu khái niệm và chức năng của infographic? Ngoài ra còn những phương tiện phi ngôn ngữ nào thường sử dụng trong văn bản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1-2 bạn phát biểu - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới. |
I. Củng cố kiến thức Infographic (đồ họa thông tin) là văn bản đa phương thức được thiết kế dưới dạng một bức đồ họa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ với hình ảnh, biểu đồ, số liệu,…nhằm truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, trực quan, sinh động. Ngoài việc truyền đạt thông tin, infographic còn chú ý tạo sự hấp dẫn đối với người tiếp nhận bằng hiệu quả thẩm mĩ của hình thức trình bày như màu sắc, đường nét,… - Hình ảnh, biểu đồ,…. |
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường THPT:……………………… Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………………………. PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHI NGÔN NGỮ Câu 1: Các sơ đồ có tác dụng gì trong bài viết? A. Giúp người đọc hình dung được các mối quan hệ giữa các phần, các ý và đặc điểm của tổng thể một đối tượng nào đó. B. Tạo nên điểm nhấn trong cách triển khai bài viết. C. Tạo sự hài hoà giữa nội dung văn bản và hình ảnh. D. Tạo sự hấp dẫn trong cách thể hiện nội dung.
Câu 2: Biểu đồ cột dùng để làm gì? A. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ. B. Biểu thị tổng thể. C. Tính toán giá trị của các mục D. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.
Câu 3: Biểu đồ tròn dùng để làm gì? A. Vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100. B. Thể hiện cơ cấu phần trăm của một tổng thể các giá trị. C. So sánh đa chiều hướng các đơn vị được đưa ra. D. Đối chiếu đa chiều hướng giữa các đơn vị đưa ra.
Câu 4: Biểu đồ kết hợp dùng để làm gì? A. Tăng cường mức độ minh hoạ nhờ sự kết hợp của nhiều loại biểu đồ. B. Thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. C. Tác động khách quan đến người đọc theo nhiều cách khác nhau. D. Nhấn mạnh tác động khách quan đến người đọc.
Câu 5: Giả sử ta phải thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ phân tán.
Câu 6: Giả sử ta phải thể hiện sản lượng các mặt hàng nông sản qua một vài năm. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cây
Câu 7: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì?
A. Thể hiện tính gộp nhóm thông tin. B. Thể hiện mối quan hệ thứ bậc xây từ dưới lên. C. Thể hiện sự đổi mới. D. Thể hiện sự đa dạng.
Câu 8: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì? A. Thể hiện mối quan hệ giữa các phần nhỏ với tổng thể. B. Thể hiện ma trận. C. Thể hiện tính trung tâm hoá. D. Thể hiện sự nhấn mạnh nội dung chủ đề.
Câu 9: Dạng sơ đồ dưới đây thích hợp để làm gì?
A. Tăng tính thẩm mỹ. B. Lộ trình làm việc. C. Phân bổ đơn vị. D. Liệt kê danh sách.
Câu 10: Biểu đồ phân tán dùng để làm gì? A. Biểu diễn toán học. B. Biểu thị đầy đủ không gian, thời gian và các dự kiện khác. C. Biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. D. Biểu diễn sự tăng trưởng của kinh tế. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về bài Thực hành tiếng Việt hoàn thành Phiếu bài tập
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. A |
2. D |
3. A |
4.B |
5.A |
6.C |
7. B |
8. A |
9. D |
10. C |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo kiến thức trợ từ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Infographic (đồ họa thông tin) có những lợi ích nào?
Câu 2: Vai trò của infographic (đồ họa thông tin) trong học tập?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
Các thông tin khi trình bày trên Infographic đều được đơn giản hóa, người dùng nhìn vào sẽ không bị nhàm chán. Nhờ vào sự sáng tạo trong thiết kế, mọi thông tin đều được sắp xếp theo một cách súc tích và rõ ràng, Infographic tăng thêm sự thuyết phục người đọc.
Vì trình bày theo một cách khoa học nên thông tin được sắp xếp vô cùng dễ hiểu, mạch lạc, ít xảy ra hiểu lầm. Vậy nên khi xem Infographic, người dùng hạn chế được sự khó hiểu của người xem hay mắc phải khi đọc quá nhiều trang văn bản.
Câu 2:
Trong thời đại hiện nay, giáo dục luôn phải nâng cao hiệu quả thông qua việc nâng cao năng suất và giảm thiểu thời gian. Sử dụng hình ảnh giúp truyền đạt một lượng thông tin lớn chỉ trong tích tắc. Yếu tố hình ảnh chính là thế mạnh vượt trội của infographic. Để tiết kiệm thời gian và tránh nhàm chán trong việc học, giúp nhớ lâu hơn, infographic hỗ trợ xử lí và sắp xếp sáng tạo các thông tin quan trọng từ đó sẽ tiếp thu bài hiệu quả hơn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm bài tập vận dụng.
- Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối Bài 8 TH tiếng Việt: Sử dụng phương, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 kntt Bài 8 TH tiếng Việt: Sử dụng phương, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 TH tiếng Việt: Sử dụng phương
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức
GIÁO ÁN LỚP 11 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 11 cánh diềuGiáo án tất cả các môn lớp 11 chân trời sáng tạo