Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 KNTT Bài 7 TH tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 7 TH tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…./…./….

Ngày dạy:…../…../….

ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức thực hành tiếng Việt – Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cẩn trong sử dụng ngôn ngữ.
  • Hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bản có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhóm và ý thức sử dụng tiếng Việt trong tạo lập văn bản và giao tiếp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11, tập 2, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức đã học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở, HS tiếp nhận và chia sẻ
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS suy ngẫm và chia sẻ:

Em hãy nêu một số câu văn, câu thơ phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, suy ngẫm và chọn lọc thông tin.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời bất kì 2-3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe và chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV gợi mở: Ung dung buồng lái ta ngồi (Phạm Tiến Duật), Lom khom dưới núi tiều vài chú (Bà Huyện Thanh Quan), Mọc giữa dòng sông xanh (Thanh Hải),….

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong nhiều trường hợp để tăng thêm hiệu quả diễn đạt mà người viết hoặc người nói có thể sử dụng các hiện tượng phá vỡ nhũng quy tắc ngôn ngữ thông thường. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn lại kiến thức về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức thực hành tiếng Việt – Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập bài học.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về bài học và chuẩn kiển thức GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA G V - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu hs thực hiện cá nhân: Em hãy nêu cách nhận biết tác dụng của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 bạn phát biểu

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét đồng đẳng, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt chuyển sang nổi dung mới.

I. Nhắc lại kiến thức

Nhận biết tác dụng của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tạo văn học với những ví dụ lấy từ thể loại thơ. Đến bài này tiếp tục được làm sáng tỏ với những ngữ liệu chủ yếu lấy từ văn xuôi. Dù ở thể loại nào, việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách chủ động sáng tạo cũng hướng đến mục đích: thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng; gợi những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc; làm mới cách biểu đạt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ,…

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản.
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

 

 

 

 

Trường THPT:……………

Lớp:………………………..

Họ và tên:………………….

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ

NHỮNG QUY TẮC THÔNG THƯỜNG

Khoanh tròn vào đáp án đúng

Câu 1: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong hai câu thơ sau:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

 

A. Sử dụng hình thức đảo ngữ

B. Tạo ra sự kết hợp trái logic để lạ hóa đối tượng

C. Cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ 

D. Bổ sung chức năng mới cho dấu câu

 

Câu 2: Theo em lí do vì sao cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang lại  gây ấn tượng mạnh cho người đọc?

A. Là một sự kết hợp trái logic khi không lấy từ đo độ cao mà lấy từ đo độ sâu để diễn tả sự rợn ngợp của con người trước không gian

B. Vì sử dụng từ lấy chót vót để diễn tả độ sâu thăm thẳm

C. Sử dụng đảo ngữ 

D. Sử dụng điệp từ

 

Câu 3: Dấu hai chấm trong câu “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”  có tác dụng gì?

A. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi. Từ đó cho thấy bóng chiều sa xuống đổ ụp xuống mặt đất

B. Thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai của nó.

C. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng lệch đi, thể hiện quan hệ giải thích: cánh chiêm phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống đè nặng lên đôi vai nó.

D. Thể hiện quan hệ nhân quả bóng chiều nặng phủ lên cánh chim khiến nó nghiêng đi, từ đó thấy chiều xa xuống mặt đất.

 

Câu 4: Câu thơ nào dưới đây thể hiện hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

B. Lòng quê rờn rợn vời con nước

C. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

D. Bỗng nhận ra hương ổi

 

Câu 5: Câu thơ nào sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả?

A. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc

B. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái

C. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

D. Tất cả đáp án trên 

 

 

Câu 6: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

                    Vàng rơi! Vàng rơi: thu mênh mông

B. Dữ dội và dịu êm

C. Ồn ào và lặng lẽ

D. Ao sâu lạnh lẽo, nước trong veo

 

Câu 7: Câu thơ nào sau đây phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học?

A. Nắng xuống trời lên sâu chót vót

      Sông dài trời rộng bến cô liêu

B.        Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người

C.        Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

D.        Tất cả đáp án trên

 

Câu 8: Trong câu thơ “Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp” có gì khác lạ?

A. Sự kết hợp độc đáo khác lạ của cụm từ buồn điệp điệp

B. Đảo ngữ

C. Biện pháp sử dụng từ láy điệp điệp

D. Chơi chữ

 

Câu 9: Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ sau có vai trò gì?

Lao xao chợ cá làng ngư phủ”

A. Diễn tả âm thanh cuộc sống huyên náo và nhộn nhịp

B. Diễn tả âm thanh nhỏ, chập chờn lúc rõ lúc không

C. Diễn tả âm thanh ở xa, lúc tỏ lúc không

D. Diễn tả bức tranh của làng chài

 

Câu 10: Câu thơ nào không phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học?

A. Lom khom dưới núi tiều vài chú

           Lác đác bên sông chợ mấy nhà

B. Bạc phơ mái tóc người Cha

  Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

C. Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vôi vã

D. Ung dung buồn lái ta ngồi


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối Bài 7 TH tiếng Việt: Một số hiện, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 kntt Bài 7 TH tiếng Việt: Một số hiện, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 7 TH tiếng Việt: Một số hiện

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI