Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 KNTT Bài 3 Văn bản 3: Một thời đại trong thi ca

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 Bài 3 Văn bản 3: Một thời đại trong thi ca sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Một thời đại trong thi ca hoàn cảnh sáng tác, những chi tiết đặc sắc, nội dung, nghệ thuật).
  • Luyện tập theo văn bản Một thời đại trong thi ca
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng biệt

  • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cấu tứ, hình ảnh, ngôn ngữ...); nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...).
  1. Phẩm chất
  • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn.
  • Tình yêu nước yêu quê hương thắm thiết
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 8.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ hiểu biết về một số câu hỏi liên quan đến bài học
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số câu liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Bạn đã bao giờ phải băn khoăn khi phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thơ mới là một trong những phong trào mang đến hơi thở mới cho nền văn học nước nhà. Và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập lại bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh để cùng lắng nghe suy nghĩ của ông về phong trào này.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Một thời đại trong thi ca (hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của văn bản)
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Một thời đại trong thi ca
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Một thời đại trong thi ca và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Một thời đại trong thi ca, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Bố cục của tác phẩm gồm mấy phần?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hiểu biết về tác giả

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Một thời đại trong thi ca và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày nguyên tắc hình thành thơ mới?

+ Tinh thần thơ mới có gì nổi bật?

+ Sự vận động của thơ mới diễn ra thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, tổng kết, rút ra cấu tứ, ngôn ngữ của văn bản Một thời đại trong thi ca

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác phẩm

a. Tác giả

- Tên thật: Nguyễn Đức NGuyên

- Sinh năm: 1909 - 1982

-Quê quán: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An

- Tác phẩm chính: Văn chương và hành động (1936); Cuốn Thi Nhân Việt Nam (1941 -1944); Có một nền văn hóa Việt Nam (1946); Nói chuyện thơ kháng chiến (1951); Quyền sống của con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du ( 1951); Tuyển tập Hoài Thanh ( Tập 1- 1982; tập 1 -1983).

b. Xuất xứ tác phẩm

- Đoạn trích thuộc phần đầu của quyển Thi nhân Việt Nam là phần cuối của tiểu luận Một thời đại trong thi ca.

c. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “nhìn vào cái đại thể”: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

+ Phần 2: Tiếp theo đến “hồn ta cùng Huy Cận”: Tinh thần thơ mới Chữ tôi

+ Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

* Khó khăn

- Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ nhận ra.

- Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay cái sở

=> Nhận xét: Bằng những câu giả định cảm thán với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, bức xúc và chân thành tác giả đã nêu lên những cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

* Nguyên tắc xác định

- Phương pháp so sánh

- Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện, khách quan, đúng đắn.

b.     Tinh thần thơ mới

- Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ “tôi”

+ Bản chất chữ tôi: quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân

+ Hành trình: chập chững, lạ lẫm được quen biết được cho là đáng thương và tội nghiệp.

c. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

- Cái tôi đáng thương và đáng tội nghiệp

+ Mất cốt cách hiên ngang: không có khí phách ngàng như Lý Bạch….

+ Rên rỉ khổ sở, thảm hại

+ Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại

=> Cách trình bày có tính khái quát cao. Lập luận logic chặt chữ nhưng cách diễn đạt lại giàu cảm xúc và có hình tượng.

- Cách hướng mà nhà thơ mới đào sâu:

+ Thế Lữ: Thoát lên tiên

+ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên: Điên cuồng

+ Xuân Diệu: Say đắm

+ Huy Cận: ngẩn ngơ buồn

=> Tuyệt vọng càng đi sâu càng lạnh

- Bi kịch của người thanh niên thời ấy

+ Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát ly thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc

+ Cái tôi bi lịch này đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại nên nó vừa có ý thức văn chương vừa có ý nghĩa xã hội.

- Giải quyết bi kịch:

+ Gửi cả vào tiếng việt bởi:

* Họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông

* Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu Tiếng Việt

* Tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua

* Họ muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng

* Họ tin rằng tiếng ta còn nước ta còn

* Họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm bảo cho ngày mai.

3. Kết luận theo thể loại

a. Biện pháp nghệ thuật

+ CÁc biện pháp nghệ thuật được sử dụng một cách khéo léo tài tình có khả năng khơi gợi và tạo sức cuốn hút lớn.

b.    Kết cấu

+ Kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như nghệ thuật lập luận rất chặt chẽ logic.

+ Luận điểm khoa học chính xác mới mẻ

+ Kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính văn chương nghệ thuật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Một thời đại trong thi ca
  3. Nội dung:

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

  1. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

  1. Tổ chức thực hiện

Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

 

 


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối Bài 3 Văn bản 3: Một thời đại, GA word buổi 2 Ngữ văn 11 kntt Bài 3 Văn bản 3: Một thời đại, giáo án buổi 2 Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 3 Văn bản 3: Một thời đại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI