Xác định kiểu so sánh tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong các câu sau

Bài tập 5. Xác định kiểu so sánh tu từ và phân tích tác dụng của chúng trong các câu sau:

a)

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

(Lò Ngân Sủn)

b)      

Em nằm dưới đất sâu

Như khoảng trời đã nằm yên trong đất

(Lâm Thị Mỹ Dạ)

c) Khi bánh chín, họ chọn những chiếc bánh đẹp nhất, chắc nhất để phần hai người đàn ông của họ. Nhưng những ngày Tế thường vụt đi như tên bắn.

(Nguyễn Quang Thiều)

d)                

Ngàn xưa cho tới mai sau

Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu.

(Xuân Quỳnh)


a)

  • Yếu tố được so sánh: “tiếng máy gọi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tiếng cuộc đời”.
  • Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng yếu tố khác loại giữa “tiếng máy gọi” cụ thể và “tiếng cuộc đời” trìu tượng càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.

b)

  • Yếu tố được so sánh: “em nằm dưới đất sâu”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “khoảng trời đã nằm trong đất”.
  • Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai không gian, hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “nằm đưới đất sâu” và “khoảng trời đã nằm trong đất”. Hình ảnh khoảng trời - hố bom càng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.

c)

  • Yếu tố được so sánh: “những ngày Tết vụt đi”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “tên bắn”.
  • Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại nhưng cả hai đều cụ thể là “ngày Tết vụt đi” được ví như “tên bắn”, biểu thị thời gian bên nhau trôi quá nhanh, làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.

d)

  • Yếu tố được so sánh: “vịnh xanh”; từ so sánh: “như”; yếu tố so sánh: “buổi ban đầu tình yêu”.
  • Giá trị tu từ: kiểu so sánh ngang bằng, sự liên tưởng hai yếu tố khác loại đầy hình tượng, đó là giữa sự việc cụ thể “vịnh xanh” được ví như “buổi ban đầu tình yêu” rất trừu tượng. Phép so sánh này làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng cho câu văn.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác